Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 9 năm 2020 | 11:16

Tiêu thụ nhãn, vải trong dịch Covid-19: Bài học Bắc Giang

Trước ảnh hưởng bởi dịch Covid-19,  Hưng Yên, Sơn La và một số tỉnh ở phía Bắc đang gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ nhãn.

Cũng trong bối cảnh đó, vụ vải thiều vừa qua, Bắc Giang lại thắng lớn, nổi lên như một điểm sáng.

Đâu là nguyên nhân của sự khác biệt này?

 

t23.jpg
Do ảnh hưởng của dịch Covid, giá nhãn ở Hưng Yên giảm, khó tiêu thụ khến người trồng, doanh nghiệp gặp khó, (Ảnh: vnexpress).

Tiêu thụ nhãn gặp khó

Năm 2020, Hưng Yên có khoảng 4.600ha nhãn, sản lượng trên 50.000 tấn. Từ đầu vụ, tỉnh xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu. Nhưng do dịch Covid-19, việc tiêu thụ nhãn gặp khó, giá bán giảm, người trồng, doanh nghiệp lao đao.

Bà Trần Thị Bắc, Chủ tịch HĐQT HTX nhãn lồng Nễ Châu, tâm sự, trước đây chỉ có Hưng Yên mới có nhãn, giờ nhà nhà có nhãn, người người có nhãn, khi được mùa lại rớt giá. Dịch Covid-19 khiến hơn 1 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) nhãn Hương Chi hàng năm thu 150 triệu đồng thì nay chỉ còn 1/3. Giá bán 15.000 đồng/kg, chỉ đủ công chăm sóc.

Cũng theo bà Bắc, những năm trước, phần lớn nhãn của HTX được một số doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ ở các siêu thị hoặc xuất khẩu. Năm nay, HTX đã ký hợp đồng tiêu thụ với 2 doanh nghiệp nhưng do dịch bệnh, lượng nhãn được thu mua chỉ bằng nửa so với năm trước, giá cũng giảm 20%.

Ông Nguyễn Văn Thơ, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên, chia sẻ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc thực hiện hợp đồng mua, bán nhãn gặp khó khăn, lượng nhãn tiêu thụ chưa được như kỳ vọng, đặc biệt là việc xuất khẩu quả nhãn tươi và long nhãn bị đình trệ.

Năm 2020, Sơn La có 17.292ha nhãn, sản lượng 70.412 tấn. Diện tích nhãn được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu đi các nước Mỹ, Úc, Trung Quốc là 92 mã số với (diện tích hơn 2.600ha, sản lượng đạt 22.942 tấn).

Nhờ quy hoạch thành các vùng sản xuất tập trung, trồng rải vụ, tăng cường kết nối các chuỗi liên kết thu mua và chế biến nhãn nên áp lực tiêu thụ quả nhãn tươi cùng một thời điểm được giảm đáng kể. Đến nay, nhãn Sơn La đã có mặt tại hầu hết các hệ thống phân phối lớn trong nước như Big C, Co.opmart, Hapro, Aeon...

Ông Lò Minh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, cho biết, dự kiến năm nay tỉnh có 41.500 tấn nhãn tiêu thụ trong nước (chiếm 55,4%); chế biến khoảng 25.000 tấn (chiếm 33,3%); đặc biệt, lượng nhãn xuất khẩu dự kiến đạt 8.500 tấn (chiếm 11,3%).

Có ý kiến cho rằng, không như vải thiều, nhãn miền Bắc hầu như không xuôi vào Nam để tiêu thụ, không tranh thủ được thị trường nội địa. Trong khi tại TP. Hồ Chí Minh, nhãn được bán với giá hơn 25.000 đồng/kg.

Nhãn đang trở thành cây trồng chủ lực của nhiều tỉnh phía Bắc. Do vậy, việc quy hoạch và xúc tiến thương mại cho quả nhãn là việc làm cần thiết, cần tính toán bài bản, nếu không sẽ khó tránh khỏi tình trạng mất giá, thậm chí phải giải cứu.

Đẩy mạnh chế biến

Trong khi quả nhãn tươi gặp khó trong tiêu thụ, giá giảm thì đẩy mạnh chế biến được xem là giải pháp hiệu quả. Giá nhãn thu mua làm long nhãn ở mức 13.000 - 15.000 đồng/kg phần nào bù đắp cho người trồng.

Ghi nhận tại Sơn La, ít nhất mỗi ngày lò sấy long nhãn của HTX Nhãn chín muộn Chiềng Mung (Mai Sơn) cho ra lò gần 5 tạ long nhãn. Dự kiến HTX dành 5.000 tấn quả tươi để sản xuất long nhãn. Ngoài được huyện hỗ trợ một phần vốn đầu tư thiết bị, HTX còn được Doanh nghiệp Trường Mai ứng vốn và bao tiêu long nhãn.

Theo thống kê, Mai Sơn có trên 2.000 tấn nhãn tươi được sấy, chiếm 1/5 sản lượng nhãn của huyện. Việc kết nối các vườn có diện tích nhãn lớn với cơ sở sấy và kinh doanh long nhãn đã giúp Mai Sơn giảm áp lực tiêu thụ nhãn tươi.

Theo ông Nguyễn Tiến Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sông Mã, do giá nhãn xuống thấp, các hộ dân và HTX đã chuyển sang chế biến long nhãn, đây là biện pháp khắc phục tình thế nhằm giữ cho giá nhãn không xuống quá thấp và ổn định thị trường.

Bài học thành công từ Bắc Giang

Trước ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều tỉnh gặp khó trong tiêu thụ nhãn thì Bắc Giang lại là điểm sáng trong sản xuất, tiêu thụ vải thiều. Năm 2020, sản lượng vải của Bắc Giang đạt 164,7 nghìn tấn, tổng giá trị  khoảng 6,9 nghìn tỷ đồng, tăng 600 tỷ đồng so với vụ vải năm 2019. Sản lượng tiêu thụ nội địa chiếm 52,5%, thị trường xuất khẩu 47,5%. Giá bán bình quân đạt 31,2 nghìn đồng/kg.

Theo Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung chỉ đạo liên kết sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng, đổi mới hình thức xúc tiến tiêu thụ, mở rộng thị trường. Đặc biệt là việc tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020, đây là một cách làm hết sức chủ động, vận dụng sáng tạo, phù hợp trong khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Sự chủ động của người dân trong khâu tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, quy trình sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP, tạo ra sản phẩm vải thiều có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng đều và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; việc hoàn thiện, chuẩn hóa bao bì, tem nhãn và truy xuất nguồn gốc, công nghệ sơ chế, bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật Bản...

Đặc biệt, năm 2020, quả vải lần đầu tiên được xuất chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, khẳng định thương hiệu tại những thị trường khó tính nhất. Đây là tín hiệu tốt để mở ra triển vọng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và những thị trường khó tính khác  những năm tiếp theo.

Qua việc tiêu thụ quả vải, quả nhãn nói riêng và các mặt hàng nông sản nói chung thấy, địa phương nào vào cuộc một cách quyết liệt, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với quảng bá giới thiệu sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ thì nơi đó sẽ thành công..

 

Năm 2020, Sông Mã có 7.514ha nhãn, sản lượng 50.298 tấn. Đến ngày 17/8/2020, huyện đã cơ bản tiêu thụ hết nhãn, trong đó 35.298 tấn tiêu thụ trong nước, giá trung bình 8.000-10.000đ/kg; 2.970 tấn quả tươi xuất sang Trung Quốc với giá bình quân 13.000 đồng/kg, giá trị đạt 1,678 triệu USD và dự kiến xuất khẩu 1.200 tấn long nhãn, tương đương 12.000 tấn quả tươi, sang thị trường Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc giá thời điểm là 140.000 đồng/kg.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Techcombank được vinh danh về đổi mới sáng tạo khu vực châu Á-Thái Bình Dương 2024

    Techcombank được vinh danh về đổi mới sáng tạo khu vực châu Á-Thái Bình Dương 2024

    Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (“Techcombank”) là đại diện ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được tôn vinh 2 giải thưởng lớn tại hạng mục đổi mới sáng tạo lĩnh vực thương hiệu và tiếp thị của Stevie Awards châu Á-Thái Bình Dương.

  • Bảo chứng vàng cho tiềm năng tăng trưởng đột phá của Vincom Shophouse Diamond Legacy

    Bảo chứng vàng cho tiềm năng tăng trưởng đột phá của Vincom Shophouse Diamond Legacy

    Các shophouse ở vị trí trung tâm, tọa lạc tại những nơi có hạ tầng hoàn chỉnh, kết hợp với mô hình tổ hợp thương mại – giải trí hiện đại… là yếu tố tạo nên sức hút bền bỉ theo thời gian cho loại hình kinh doanh shophouse, đồng thời là bệ phóng gia tăng giá trị BĐS mà các nhà đầu tư sành sỏi luôn nhắm đến.

  • Bất động sản ven sông Đà Nẵng: Đã có những "mảnh ghép" xứng tầm

    Bất động sản ven sông Đà Nẵng: Đã có những

    Quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ đông chính thức được phê duyệt mở ra kỳ vọng về diện mạo mới của khu vực trung tâm Đà Nẵng. Với giới thành đạt, đó còn là khát khao về không gian sống tiện nghi, đẳng cấp ven sông Hàn, trong những công trình biểu tượng chứng kiến trọn vẹn vẻ phồn hoa của đô thị biển tầm cỡ quốc tế tương lai.

Top