Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 15 tháng 4 năm 2018 | 9:49

Tin ATTP: Đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý trong tháng VSATTP

Các lực lượng sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát đột xuất và xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong tháng VSATTP năm 2018

Đẩy mạnh thanh tra đột xuất về an toàn thực phẩm tại các cơ sở
 
Lực lượng chức năng sẽ quyết liệt thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm. Chuyển từ thanh tra theo kế hoạch sang thanh tra đột xuất, kết hợp thu thập thông tin để thanh tra xử lý nghiêm các vi phạm.
truyen-thong-vsantp.jpg
Đẩy mạnh công tác kiểm tra các cơ sở kinh vi phạm ATTP
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công tác thanh kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục được tăng cường trong quý 1. Qua thanh tra, kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất Kinh doanh nông lâm, thủy sản lực lượng chuyên ngành đã xử phạt hành chính 5 doanh nghiệp với số tiền 201 triệu đồng; ban hành 18 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với 16 doanh nghiệp trong lĩnh vực thú y, với số tiền xử phạt gần 1,3 tỉ đồng.
 
Vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm lâu nay vẫn là vấn đề đáng lo ngại, trong đó mối lo lớn nhất đối với cơ quan quản lý và người tiêu dùng là hệ thống giám sát an toàn thực phẩm cấp cơ sở còn lỏng lẻo. Nhiều địa phương mặc dù đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, song tỷ lệ xử lý các trường hợp vi phạm còn thấp, hoặc xử lý chưa đủ sức răn đe.
 
Theo các chuyên gia, tình trạng mất an toàn thực phẩm chủ yếu xảy ra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, vì vậy việc tăng cường giám sát, kiểm tra và tái kiểm tra các cơ sở này cần được chú trong thời gian tới. Song song với tăng cường thanh tra đột xuất, kiểm soát nhóm nông sản nguy cơ cao về mất an toàn thực phẩm, một số ý kiến đề xuất phân định rõ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ theo Thông tư 51 và Thông tư 45 trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện cho việc giám sát, thanh kiểm tra.
 
Trước vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám nêu rõ, từ nay đến cuối năm ngành nông nghiệp sẽ quyết liệt thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm đối nhóm sản phẩm tươi sống, đối tượng sản xuất kinh doanh, giết mổ nhỏ lẻ; quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất nông nghiệp.
 
Ngoài thực hiện các biện pháp đồng bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ cần sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn triển khai Nghị định 15 quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm làm cơ sở cho công tác thanh kiểm tra của các địa phương; tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuận lợi nhưng vẫn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong xã hội.
 
Thứ trưởng Vũ Văn Tám chỉ đạo, thời gian tới cần tập trung kiểm soát tốt chất lượng vật tư đầu vào, kiểm tra thông qua điều kiện và “hậu kiểm” theo tinh thần của Nghị định 15. Chuyển từ thanh tra theo kế hoạch sang thanh tra đột xuất, kết hợp thu thập thông tin để thanh tra xử lý nghiêm các vi phạm. Tăng cường tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị và xác nhận, chứng nhận sản phẩm an toàn. Tăng cường thông tin truyền thông và kết nối chuỗi và các sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng, để người tiêu dùng yên tâm hơn khi sử dụng nông sản.
 

Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2018 sẽ diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5 trên phạm vi toàn quốc, với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.

Để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP; rà soát việc thực hiện các quy định về ATTP trong sản xuất, kinh doanh… Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh ATTP giao các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức 6 đoàn kiểm tra liên ngành tại 12 tỉnh, thành phố.

Các đoàn sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt tại các cơ sở nhỏ lẻ, làng nghề. Tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng trong thực thi pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đặc biệt, giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn…

Ngoài các hoạt động thường xuyên bảo đảm chất lượng ATTP, Tháng hành động vì ATTP sẽ là điểm nhấn trong năm 2018, tạo đợt cao điểm, phát động chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn nói riêng. Qua đó, gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác ATTP; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.

 
Hà Nội triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2018
 
Chiều 12/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2018. Với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”, Tháng hành động năm 2018 sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5.  
ha-noi.jpg
Các dơn vị tham gia ký kết triển khai tháng hành động vì ATTP - TP Hà Nội
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Văn Chung – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, "Tháng hành động vì ATTP” năm 2018 được thực hiện từ nay đến 15/5/2018 trên địa bàn TP Hà Nội. Đây là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn. Gắn trách nhiệm của UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác ATTP; nâng cao hiệu quả sự phối họp giữa chính quyền ở địa phương và các đoàn thế chính trị xã hội trong đảm bảo ATTP; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.
 
Theo ông Tạ Văn Tường - Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2018 là hết sức có ý nghĩa vì đây là thời điểm dễ xảy ra ngộ độc do giao mùa. Đặc biệt, với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm” đây là một nội dung thiết thực để bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng. Chủ đề này gắn liền với tinh thần Nghị định 15/2018/NĐ - CP đó là doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về sản phẩm thực phẩm của đơn vị mình trước khi đưa ra thị trường.
 
Để công tác đảm bảo vệ sinh ATTP đạt hiệu quả, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu yêu cầu các cấp, ngành, đặc biệt là cấp huyện, xã phải nâng cao vai trò, trách nhiệm về đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn quản lý. Phát huy hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong việc đảm bảo vệ sinh ATTP... Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng phải tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo quy định vệ sinh ATTP. Cùng với đó là tôn vinh, quảng bá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn....
 
Tại hội nghị, bảy đơn vị thuộc các sở, ban, ngành liên quan và các cơ quan truyền thông của Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phối hợp triển khai các nhiệm vụ trong Tháng hành động vì ATTP trên địa bàn.
 
Hợp tác truyền thông an toàn thực phẩm: Kết nối để hành động
 
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông về an toàn thực phẩm (ATTP), Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển - Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp với Cục ATTP (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo “Hợp tác truyền thông ATTP”.
mua-thưc-pham.jpg
Công tác truyền thông có vai trò quan trọng trong lĩnh vực ATTP
An toàn thực phẩm luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Thời quan qua, các bộ, ngành và nhiều tổ chức xã hội đã rất nỗ lực để cải thiện vấn đề này. Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, hội thảo này hướng tới mục tiêu kết nối các bên cùng hành động, đề xuất mô hình truyền thông hiệu quả, với sự hợp tác, tham gia của nhiều thành phần, bao gồm: Cơ quan nhà nước, báo chí, doanh nghiệp, người tiêu dùng và các tổ chức xã hội… nhằm xây dựng mạng lưới truyền thông hiệu quả trong lĩnh vực ATTP.
 
Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Yến - Phó trưởng Phòng Truyền thông, Cục ATTP - cho biết, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về ATTP trong thời gian qua đã được tăng cường, với nhiều hình thức đa dạng. Tuy nhiên, công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về ATTP chưa thường xuyên. Vẫn còn tình trạng nội dung thông tin không chính xác hoặc chưa được kiểm chứng, thiếu căn cứ khoa học, gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của người dân đối với công tác quản lý ATTP.
 
Đồng tình với nhận định trên, nhiều ý kiến đưa ra tại hội thảo cũng cho rằng, nhờ công tác truyền thông, ý thức chấp hành pháp luật về ATTP của nhiều hộ sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm từng bước được nâng cao. Song, việc truyền thông hay những tư vấn trực tiếp của cán bộ có chuyên môn, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp chưa được sâu rộng và đa dạng về hình thức, chủ yếu là lồng ghép trong các hoạt động của các cơ quan, đơn vị, nên hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, tại nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa còn rất hạn chế, nên chưa đáp ứng được các quy định về điều kiện trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
 
Trước vấn nạn mất vệ sinh ATTP vẫn là điểm nóng tại nhiều địa phương, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian tới, cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về vệ sinh ATTP tới từng người dân, tổ chức xã hội. Theo đó, nội dung truyền thông nên tập trung vào pháp luật liên quan đến vấn đề vệ sinh ATTP; các quy định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm thực phẩm; hướng dẫn các cở sở sản xuất, kinh doanh không sử dụng chất cấm, chất bảo quản, phụ gia, thuốc bảo vệ thực vật, … ngoài quy định cho phép. Cùng với đó, thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình ATTP, cung cấp thông tin các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm pháp luật về ATTP, cũng như biểu dương tấm gương điển hình về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn…
 
An toàn thực phẩm năm 2018: Thực hiện nghiêm quy định về hậu kiểm
 
Được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi người bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Trong những năm qua, thực trạng an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề được xã hội rất quan tâm, tuy nhiên công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.
y-mạnh-công-tác-kiểm-tra.JPG
Đẩy mạnh công tác hậu kiểm trong lĩnh vực ATTP
Ông Trần Ngọc Thanh – Phó chủ tịch Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam – cho rằng: “Hiệu quả công tác truyền thông về ATTP chưa cao, chưa kết nối được thực phẩm sạch/các địa chỉ xanh với người tiêu dùng, chưa công khai được cơ sở vi phạm ATVSTP trên phương tiện thông tin đại chúng. Cùng với đó, truyền thông, tư vấn trực tiếp của cán bộ có chuyên môn về y tế, nông nghiệp hầu như chưa được quan tâm, kiến thức và hiểu biết về ATTP của người dân còn rất hạn chế”.
 
Theo ông Thanh, khi nói đến thực trạng an toàn thực phẩm chúng ta mới đang quan tâm tới khâu cuối cùng đó là khâu tiêu dùng. Tuy nhiên khi nói tới an toàn thực phẩm phải nói tới chuỗi thực phẩm vì nó tồn tại qua các khâu như sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng. Ngay cả định hướng về truyền thông, hệ thống giám sát vẫn đang chú trọng ở khâu cuối cùng nhiều hơn tới khâu đầu tiên. Nếu chúng ta không giải quyết tốt khâu đầu tiên – khâu sản xuất thì chưa giải quyết hết được gốc vấn đề của an toàn thực phẩm.
 
Để là người tiêu dùng thông minh là câu chuyện thực sự rất khó. Bởi để nhận biết thực phẩm sạch hay bẩn qua cảm quan thì là chuyện không thể, còn đối với các thiết bị, các test để kiểm tra thì yêu cầu quá cao đối với người tiêu dùng. Do đó, vấn đề cốt lõi vẫn ở bản thân người sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng cần tuân thủ nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm vì bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là bảo đảm cho sự phát triển bền vững của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dù chỉ là bán mớ rau, con cá,… mỗi ngày. 
 
Theo bà Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế những hành vi kiến thức của người dân, của nhà quản lý, nhà sản xuất kinh doanh đã được nâng lên cao, tuy nhiên, từ kiến thức chuyển đổi sang hành vi vẫn đang còn là một vấn đề rất lớn. Rất nhiều người sản xuất hiểu thế nào là thực phẩm an toàn cũng như làm thế nào cho thực phẩm an toàn, nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp vì đạo đức kinh doanh, vì lợi nhuận họ chưa làm điều đó. Bản thân người tiêu dùng khi được hỏi về an toàn thực phẩm thì rất lo lắng, quan tâm rất muốn tìm hiểu thông tin nhưng thực hành tại nhà chưa chắc đã thực hiện đúng. 
 
Theo Nghị định 15/2018/NĐ - CP của Chính phủ ban hành, hiện nay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quyền tự công bố độ an toàn sản phẩm của mình, do đó được quyền tự công bố thì trách nhiệm của họ phải nâng cao. Để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm Trung ương chọn chủ đề Tháng hành động vì ATTP năm 2018 (từ ngày 15/4 – 15/5) là “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. Từ đó chủ đề tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018 nhằm mục đích tuyên truyền cho người sản xuất kinh doanh cái trách nhiệm của mình. Bên cạnh việc tuyên truyền để họ hiểu trách nhiệm của mình phải tuyên truyền để hTrong tháng hành động năm nay, các cơ quan Trung ương sẽ tổ chức 6 đoàn kiểm tra, triển khai kiểm tra tại 12 tỉnh. Đối với các địa phương sẽ có ban chỉ đạo liên ngành tại địa phương qua đó mỗi địa phương có những kế hoạch của địa phương mình để tổ chức triển khai thanh tra kiểm tra trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Đối với các đoàn Trung ương chúng tôi sẽ kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch của Trung ương đề ra địa phương đó thực hiện thế nào và có thể sẽ kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất kinh doanh tại các địa phương trên phạm vi toàn quốc”, bà Trần Việt Nga cho biết. ọ biết trách nhiệm của họ đối với pháp luật nếu họ vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào.  
 
 
Nghệ An: Hơn 4 tạ nội tạng động vật bốc mùi hôi thối trên xe tải
 
Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe chở 435kg nội tạng động vật đã bốc mùi hôi thối, không có giấy tờ kiểm dịch trên xe tải.
 
Theo đó, vào khoảng 1h sáng ngày 9/4, tổ công tác của Trạm CSGT 5-1 (thuộc Phòng CSGT Nghệ An) khi đang làm nhiệm vụ tại Km 418, QL1A (đoạn qua xã Diễn Hồng) thì phát hiện xe tải BKS 29H-080.53 có nhiều biểu hiện nghi vấn.
 
Tổ công tác đã ra hiệu lệnh, yêu cầu tài xế dừng xe để kiểm tra hành chính. Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe có 7 thùng xốp bên trong đựng nội tạng động vật đã bốc mùi hôi thối. Tổng trọng lượng tang vật là 435 kg.
 
Tại thời điểm kiểm tra, tài xế Phạm Văn Trí Em (SN 1979, trú tại tỉnh Bến Tre) điều khiển không trình được giấy tờ kiểm dịch.
 
Theo khai nhận ban đầu của tài xế, số nội tạng trên được vận chuyển từ huyện Thanh Trì (Hà Nội) vào TP HCM để tiêu thụ thì bị phát hiện, bắt giữ.
 
Ngay sau đó, tổ công tác đã lập biên bản thu giữ toàn bộ tang vật và bàn giao cho Trạm chăn nuôi và Thú y huyện Diễn Châu xử lý, tiêu hủy.
 
                                                                                                
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top