Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 4 năm 2020 | 10:26

Tin Ngư nghiệp: Nghệ An thu gần 680 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản

3 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được 33.711 tấn hải sản, ước đạt gần 680 tỷ đồng, tăng 116,54% so cùng kỳ năm trước.

Mặc dù 3 tháng đầu năm, thời tiết không mấy thuận lợi, nhưng bà con ngư dân Nghệ An đã tích cực bám biển, sản lượng đánh bắt hải sản đạt cao.

 

ca-99.jpg

 Nhộn nhịp mua bán hải sản tại các cảng cá trên địa bàn Nghê An. Ảnh Xuân Hoàng

 

Một số địa phương có sản lượng đánh bắt cao như: Thị xã Hoàng Mai đạt sản lượng hơn 12.000 tấn, huyện Quỳnh Lưu trên 9.000 tấn, tiếp theo là Diễn Châu, Nghi Lộc.  

Nổi bật nhất là xã Quỳnh Long, Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa, Sơn Hải (Quỳnh Lưu); Quỳnh Lập, Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai) là những địa phương có tàu thuyền to, máy lớn nhiều, sản lượng đánh bắt trong 3 tháng đạt cao nhất.

Theo số liệu của Chi cục Thủy sản, 3 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng hải sản đánh bắt được của Nghệ An đạt 33.711 tấn.

 

Trong đó, tôm 51 tấn, mực 473 tấn, ghẹ 120 tấn, cá chọn 5.033 tấn, cá xô 12.369 tấn, cá tạp trên 14.000 tấn... tổng giá trị ước đạt trên 678 tỷ đồng, tăng 116,54% so với cùng kỳ năm trước, đạt 19,83% so với kế hoạch năm.

Nghệ An hiện có 3.510  tàu thuyền đánh bắt hải sản, trong đó có 1.593 tàu công suất máy trên 90 CV, với gần 20 nghìn lao động trực tiếp đánh bắt hải sản trên biển.

Hà Tĩnh: Ngư dân kiên trì bám biển giữa mùa dịch Covid-19

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng cùng với các giải pháp đảm bảo an toàn khi tham gia sản xuất, ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) vẫn yên tâm “rẽ sóng vươn khơi” mang về nguồn thu ổn định trong mùa dịch.

 

ra-k-661.jpg
Ngư dân Nguyễn Văn Tĩnh (thôn Phúc Hải), đang chuẩn bị ngư cụ ra khơi

 

Phấn khởi vì vừa đánh bắt được mẻ cá trích trở về, ông Nguyễn Văn Hợi (thôn Phúc Hải) cho biết: Vẫn ra khơi như thường ngày để kiếm thêm thu nhập, nhưng không quên theo dõi các thông tin về dịch bệnh Covid-19 qua radio, và chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch, khi trở lại đất liền.

“Chúng tôi tin tưởng vào khả năng phòng, chống dịch Covid-19 của chính quyền và ngành chức năng Hà Tĩnh. Với sự vào cuộc quyết liệt, chung tay chống dịch của các tổ chức, cá nhân như hiện nay, bà con ngư dân rất yên tâm bám biển" - ông Hợi chia sẻ.

Chuyến đi này, trừ chi phí, ông Hợi thu được gần 1 triệu đồng, sau một đêm đánh bắt. Đây cũng là thu nhập khá của ngư dân trong đại dịch, dù giá hải sản thời điểm hiện tại có thấp hơn so với trước.

Anh Nguyễn Văn Tĩnh (thôn Phúc Hải) cho biết: “Mới đầu bà con ngư dân rất lo lắng vì dịch Covid-19, sẽ ảnh hưởng đến giá trị và việc tiêu thụ hải sản. Tuy nhiên, hiện tại, không chỉ việc đánh bắt khá thuận lợi mà giá cả cũng khá ổn. Chúng tôi luôn theo dõi tình hình dịch bệnh Covid-19 ở đất liền và tin tưởng vào khả năng phòng, chống dịch của tỉnh”.

Chị Nguyễn Thị Bính - tiểu thương chợ Cẩm Nhượng, cho biết: “Những ngày này, thời tiết thuận lợi nên ngư dân đánh bắt được nhiều loại hải sản có giá trị như: mực, cá bạc má, tôm... Tất cả hải sản ngư dân đánh bắt, chúng tôi đều thu mua với giá ổn định".

Chị Bính cũng cho biết, do những ngày này, người dân hạn chế đến các địa điểm đông người, nên sức tiêu thụ các mặt hàng hải sản tại chợ giảm mạnh.

Vì vậy, thay vì bán ở chợ, sản phẩm thu mua về được tiểu thương cung cấp chủ yếu cho các cơ sở thu mua, chế biến lớn.

Chị Nguyễn Thị Liên - chủ cơ sở thu mua, chế biến hải sản Sang Liên (thôn Liên Thành) cho biết: “Trong khó khăn chung, chúng tôi vẫn cố gắng thu mua hết lượng hải sản của bà con ngư dân.

Tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên chúng tôi đã có phương án chế biến thành dạng khô, và cấp đông, để xuất bán sau khi dịch bệnh được khống chế”.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng, với 248 tàu, thuyền đánh bắt hải sản các loại, hiện, ngư dân Cẩm Nhượng vẫn tiếp tục vươn khơi bám biển.

Từ đầu năm đến nay, sản lượng đánh bắt trên địa bàn xã đạt 250 tấn, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.

Để vừa đảm bảo thu nhập, vừa đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa dịch, địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền, động viên ngư dân, vừa kiên trì bám biển, vừa thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch, kể cả trên biển cũng như khi về bờ

Quảng Ngãi: Chông chênh mực xà

Hiện, mặc dù sản phẩm mực khơi (mực xà) được giá, nhưng dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nên thời gian tới, đầu ra và giá bán của mặt hàng này, dự báo sẽ rất khó khăn, vì sản phẩm được xuất bán chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

 

muc-63.jpg

Hiện, giá mực xà ổn định, đầu ra thoáng, nhưng do phụ thuộc Trung Quốc, nên đầu ra đang gặp khó. 

 

“Tàu cập bến và xuất bán sản phẩm tại cảng Thọ Quang (Đà Nẵng). Rất may là mực xà được thương lái mua nhanh, và giá cũng ổn định”, ngư dân Đông, ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) cho hay.

Bắt đầu phiên biển từ cuối tháng 2, thông thường đến giữa tháng 4, tàu ông Đông mới trở về.

Song, vì lo ngại dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến đầu ra, và giá bán, nên ngày 18.3, tức chỉ hơn 1 tháng vươn khơi, ông Đông cho tàu cập cảng cùng 15 tấn mực xà.

Sau khi bán được sản phẩm với giá 120 nghìn đồng/kg, chủ tàu và các lao động đi biển phấn khởi, vì có thu nhập khá, đồng thời khẩn trương nạp nhiên liệu, mua lương thực và thực phẩm để tiếp tục vươn khơi. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Trung, ở phường Phổ Quang (thị xã Đức Phổ) cũng phấn khởi với thành quả sau gần 2 tháng vươn khơi là, 20 tấn mực xà, với giá 120 nghìn đồng/kg.

“Tàu cập cảng An Hòa, huyện Núi Thành (Quảng Nam), việc bán sản phẩm diễn ra rất thuận lợi. Tôi cũng không ngờ giá mực xà cao và được thương lái thu mua nhanh như thế”, ông Trung cho biết.

Tuy nhiên, theo ngư dân, giá mực xà ổn định và đầu ra thuận lợi là do thời điểm này chỉ có một số ít tàu hành nghề lưới chụp cập cảng, do may mắn trúng "lộc biển", nên chủ động rút ngắn thời gian vươn khơi.

Bởi phần lớn những chiếc tàu hành nghề lưới chụp, câu mực vươn khơi thông thường giữa tháng 4 mới về cảng.

Hơn nữa, thời gian tới, đội tàu câu mực khơi của xã Bình Chánh (Bình Sơn) sẽ cập cảng, nên sản lượng mực xà tăng cục bộ, kéo theo sản phẩm dễ bị tồn đọng và rớt giá.

“Toàn xã có 112 tàu hoạt động ở vùng biển xa, chủ yếu hành nghề câu mực khơi. Hầu hết các tàu này vươn khơi từ giữa tháng 2, nên sắp tới,  sẽ đồng loạt cập cảng để bán sản phẩm.

Chính quyền địa phương đang lo sẽ tái diễn tình trạng “được mùa mất giá”, vì sản lượng mực xà quá lớn, được xuất bán trong cùng một thời điểm”, Chủ tịch UBND xã Bình Chánh Trần Quang Tâm lo lắng.

Trước thực trạng này, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương khuyến cáo, ngư dân hành nghề lưới chụp, và câu mực khơi đã cập cảng, cần theo dõi và cập nhật thông tin thị trường, đồng thời tính toán cẩn thận trước khi vươn khơi chuyến tiếp theo.

Bên cạnh đó, ngư dân cần đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị để “nâng cấp” việc sơ chế, chế biến và bảo quản, nhằm kéo dài thời gian tích trữ, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Bình Định: Thủy sản giảm giá mạnh, do nhà hàng, khách sạn đóng cửa

Trong ngày 4/4, giá các loại thủy sản, hải sản tại các chợ, siêu thị giảm khá mạnh. Nhiều mặt hàng đắt tiền trước đây chỉ bán ở nhà hàng nay cũng ra chợ.

 

tom-9691.jpg

 Nhiều loại tôm cua, ốc lớn được bày bán tại chợ.

                                                                             

Theo các tiểu thương, giá thủy sản nói chung gần đây giảm mạnh do khách sạn, nhà hàng đóng cửa.

Người đi chợ phần lớn mua nhiều thức ăn thiết yếu như: Thịt, cá, rau củ, vì thế các loại tôm, cua, ốc... giảm giá mạnh tới 30 - 50% so với hồi đầu mùa dịch Covid-19.

Ví dụ như: Cua gạch 200 - 300 nghìn đồng/kg, ốc hương biển 300 - 400 nghìn đồng/kg, cá mú đỏ 250 - 300 nghìn đồng/kg, ghẹ 270 - 300 nghìn đồng/kg, tôm hùm xanh 600 - 750 nghìn đồng/kg, cua huỳnh đế 380 - 550 nghìn đồng/kg

 

 

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top