Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 4 năm 2020 | 16:46

Tin NN Tây Nguyên: Giá cà phê xuống thấp, doanh nghiệp lao đao

Giá cà phê liên tục xuống thấp, cộng với hạn hán triền miên, khiến các doanh nghiệp điêu đứng.

Cà phê liên tục rớt giá, trong thời gian dài, cùng với  hạn hán triền miên, và chưa tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, để tái canh cà phê, khiến các doanh nghiệp điêu đứng .

 

cf-6.jpg

Hàng loạt diện tích cà phê cần tái canh, nhưng chưa tiếp cận được vốn ưu đãi. Ảnh: H.D

 

Hiện, cà phê trong kho của Công ty TNHH một thành viên Cà phê Ia Blan (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) suốt 2 năm chưa thể bán.

Hậu quả là Công ty còn nợ lương của người lao động 2 tháng. Ông Hoàng Tư Duy-Giám đốc Công ty, cho biết: “Công ty hiện có 489 ha cà phê, trong đó, diện tích kinh doanh 300 ha, còn lại đang trong giai đoạn tái canh.

2 năm nay, giá cà phê quá thấp, đời sống công nhân viên, người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Công ty thiếu vốn, lỗ liên tục. Công nhân hoang mang dao động, vì cả năm đổ công sức chăm sóc, nhưng thu nhập bấp bênh.

Nhiều người bỏ khoán, vào TP. Hồ Chí Minh làm thuê, hoặc đi xuất khẩu lao động. Hiện, chúng tôi chỉ hoạt động cầm chừng, không biết phải làm thế nào”.

Tương tự, Công ty cổ phần Cà phê Gia Lai (TP. Pleiku), 2 năm nay cũng ký gửi cà phê cho các đại lý, chờ giá lên. “Song, giá cà phê hiện chỉ ở mức 29.300 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất phải 33.000 đồng/kg mới có lãi. Cà phê chăm sóc cả năm mới thu hoạch 1 vụ, khiến hộ nhận khoán vô cùng khó khăn, nhất là người DTTS.

Lãnh đạo Công ty thực sự bế tắc, mất phương hướng”-ông Phạm Văn Cường-Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cà phê Gia Lai-giãi bày.

Cà phê là một trong những nông sản chủ lực của tỉnh, nhưng giá liên tục dưới mốc 30.000 đồng/kg, quá thấp so chi phí đầu tư. Mặt khác, do ảnh hưởng dịch Covid-19, việc xuất khẩu cà phê,  gần như tê liệt khi phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

Điều này dẫn tới số lượng cà phê “ký gửi” còn rất lớn. Chờ đợi sự phục hồi đối với ngành cà phê lúc này quả thực như “ôm cây chờ sung rụng”.

Ông Nguyễn Văn Phú-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cà phê Ia Grai-cho hay: “Giá cà phê xuống thấp, chi phí đầu tư cao, hộ nhận khoán vừa phải tham gia bảo hiểm xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu cuộc sống, nên không thể kham nổi.

Hiện, nhu cầu lao động ở các khu công nghiệp nhiều, nên người lao động không còn mặn mà với việc nhận khoán vườn cây. Việc này gây rất nhiều áp lực cho doanh nghiệp, nhất là nhân công lao động”.

Không chỉ đối mặt với người lao động bỏ vườn cây đi làm thuê, hay xuất khẩu lao động, Công ty Cà phê Ia Blan, còn phải chống chọi với BĐKH ngày càng gay gắt. Khô hạn, thiếu nước tưới, khiến cà phê khô héo hàng loạt, năng suất giảm mạnh.

Ông Hồ Xuân Hoài, Công ty TNHH một thành viên Cà phê Ia Blan, cho hay: “Thổ nhưỡng tại đây chủ yếu là đất granite, mùa mưa thì đất mềm, nhưng mùa nắng thì cứng như đá, và không giữ nước.

Tầng đất chỉ dày khoảng 50-60 cm, tiếp theo là tầng sỏi cấp phối, rút nước rất nhanh. Nước tưới lấy từ suối Ia Blan, cách vườn 1,4 km. Đây nguyên là con suối to, nhưng từ khi có 2 thủy điện, thì dòng bị chặn, nước chẳng còn bao nhiêu, không đủ tưới cho cà phê của đội 2.

Chúng tôi phải dồn nước trong vài ngày, cũng chỉ tưới 2-3 tiếng đồng hồ là cạn. Không đủ nước nên rất nhiều diện tích cà phê bị héo rũ”.

Mặt khác: “Công ty còn gần 200 ha cà phê già cỗi, đang cần tái canh nhưng không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi. Chi phí đầu tư lớn, sẽ ảnh hưởng tới tư tưởng, đời sống người lao động, cũng như mức khoán tái canh trong tương lai. Mong mỏi lớn nhất của chúng tôi chính là vốn đầu tư sản xuất”.

Lâm Đồng: Liên kết sản xuất khoai tây với 500 hộ dân

Nhiều năm qua, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đức Trọng, đã kết nối đối tác trong và ngoài nước, xây dựng mô hình 500 nông hộ liên kết sản xuất khoai tây.

  

lđ-69.jpg

Liên kết sản xuất khoai tây, nông dân Đức Trọng  lãi 80 – 100 triệu đồng/ha

 

Theo đó, hàng năm Đức Trọng sản xuất khoảng 22.600 ha diện tích rau, củ, quả các loại, tổng sản lượng trên 650.000 tấn. Trong đó, chỉ khoảng 10% diện tích sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng.

Còn lại, phần lớn theo “hợp đồng miệng” với các đầu mối thương lái ở địa phương, giá cả bấp bênh, thiếu bền vững. 

Để khắc phục tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa, ông Nguyễn Ngọc Tuấn thường xuyên nắm bắt thị trường, từ đó  liên kết chuỗi với các doanh nghiệp trong, ngoài nước.

Đầu tiên, năm 2015, ông Tuấn đã vận động khoảng 50 nông hộ, ký hợp đồng trực tiếp với Công ty TNHH Thực phẩm Orion (Hàn Quốc), liên kết sản xuất 20 ha khoai tây giống Atlantic. Diện tích này đến năm 2016 là 50 ha, với hơn 125 hộ tham gia... 

“Trong 2 năm 2015, 2016, khoai tây Atlantic chiếm một thị phần lớn cung cấp cho các nhà máy chế biến công nghiệp trong và ngoài nước.

Song, thực tế  vùng đất Đức Trọng, khoai tây Atlantic rất mẫn cảm với bệnh mốc sương, nếu phòng trừ không kịp, có thể bị thiệt hại từ 30% diện tích trở lên, vào mùa mưa hàng năm.

Bởi vậy, năm 2017, tôi đã đề nghị và được Công ty TNHH Thực phẩm Orion (Hàn Quốc) đồng ý nhập giống khoai tây Doobak mới, về sản xuất tại Lâm Đồng và huyện Đức Trọng”- ông Tuấn kể. 

Sau đó, ông Tuấn về huyện Đức Trọng, vận động nông dân chuyển đổi diện tích trồng, và tiêu thụ giống khoai tây Doobak mới, tổng cộng 40 ha (mỗi hộ trồng khoảng 0,4 ha).

Do phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng Đức Trọng, khoai tây Doobak ngày một sinh trưởng tốt, kháng bệnh khá cao, nhất là bệnh mốc sương... Kết quả, vụ Đông Xuân năm 2017-2018, đạt năng suất 28 tấn/ha, tăng hơn 8 tấn/ha so giống khoai tây Atlantic. Lợi nhuận mỗi vụ tăng từ 80 lên 100 triệu đồng/ha. 

Vụ Đông Xuân 2018-2019 và 2019-2020, ông Tuấn ký bản cam kết mới với Công ty TNHH Thực phẩm Orion, nhân rộng diện tích khoai tây Doobak lên 100 ha (250 nông hộ) và 200 ha (500 nông hộ).

Ở 2 vụ Đông Xuân trồng khoai tây Doobak, Đức Trọng đạt năng suất hơn 28 tấn/ha, toàn bộ sản lượng khoai được Công ty Orion bao tiêu theo thỏa thuận.

Hạch toán lợi nhuận nông dân trồng khoai tây Doobak, thu về khoảng 130 triệu đồng/ha/3 tháng. Sau khi thu hoạch khoai vụ Đông Xuân, nông dân tiếp tục sản xuất thêm 2 vụ rau các loại khác, nâng lợi nhuận bình quân trên 250 triệu đồng/ha/năm.

Qua chuỗi liên kết khoai tây ở Đức Trọng, cả 500 hộ tham gia đều được hỗ trợ  vốn, giống, phân bón, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, bao tiêu toàn bộ sản phẩm, với giá cạnh tranh trên thị trường.

Để tiếp tục sản xuất khoai tây tại địa phương, huyện Đức Trọng xác định: Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, gắn với phát triển giao thông, thủy lợi; áp dụng chính sách ưu đãi, nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư, cơ giới hóa đồng bộ từ làm đất, trồng, chăm sóc đến thu hoạch. Hiện đại hóa dây chuyền chế biến sản phẩm chất lượng cao, đưa ra thị trường.

Ngoài ra, Đức Trọng đề xuất tăng cường đầu tư cho công tác chọn tạo giống khoai tây kháng bệnh trong mùa mưa tại Lâm Đồng. Mở rộng đào tạo, tập huấn, khuyến nông để nhân rộng mô hình. 

Đắk Nông: Chủ động đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm

Những năm gần đây, nhiều nông dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã chủ động đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt, nhằm tiết kiệm nước, công lao động và có hiệu quả kinh tế cao.

 

đ-no-19.jpg

Chị Thuý, xã Cư K’nia tiết kiệm được công lao đông, nhờ tưới nhỏ giọt

 

Giữa nắng hạn, rẫy hồ tiêu của anh Bùi Xuân Vụ, xã Cư K’nia (Cư Jút) vẫn xanh mướt. Trong lúc nhiều hộ đang vất vả tìm nước tưới, anh Vụ chỉ cần sập cầu dao điện, hệ thống tưới tự động lập tức phun sương, tưới đẫm nước cho từng gốc tiêu.

Cách đây 3 năm, anh Vụ khoan giếng, đầu tư đường ống tưới tiết kiệm cho hồ tiêu, gần 3 triệu đồng/sào, và đã phủ kín đường ống tưới tiết kiệm trên rẫy tiêu hơn 1ha.

Theo anh Vụ, việc đầu tư chỉ tốn kém ban đầu, nhưng có nhiều lợi ích. Nhất là giảm công lao động, và tiết kiệm nước. Nếu tưới truyền thống, mỗi đợt tốn 2 công,  thời gian tưới 1ha  6 - 8 giờ.

Hệ thống này, chỉ cần 1 người để tưới cho rẫy hồ tiêu, với thời gian ngắn. Đặc biệt, chỉ tốn tầm 1/3 lượng nước so cách tưới truyền thống.

Rẫy tiêu của  anh Vụ trồng trên nền đất đá, nếu tưới tràn, nước sẽ thoát rất nhanh. Trong khi đó, đường ống này có đầu phun nhỏ, áp lực đồng loạt, nên nước tưới đều vào gốc, khi đạt độ ẩm thì có thể ngưng tưới.

Nước phun vào quanh gốc cây, chứ không văng ra khu vực khác, nên không lãng phí. Nhất là ngoài tưới nước, có thể sử dụng để tưới phân, phun TBVTV cho vườn cây.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Thúy, xã Cư K’nia, đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho hơn 2 ha tiêu. Chị nhận thấy, tưới nhỏ giọt cho tiêu, không những giảm lượng nước thất thoát, mà còn tiết kiệm điện, công lao động.

Hiện, chị Thúy đã chuyển đổi từ tiêu sang trồng mít, điều, và  vẫn sử dụng hệ thống này để nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.

Ông Hồ Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp Cư Jút cho biết, nông dân đã mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt. Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 50 ha cây nông nghiệp, của người dân các xã Cư K’nia, Nam Dong và Đắk Wil... đang sử dụng hệ thống này.

“Việc người dân đầu tư, mở rộng tưới nhỏ giọt, thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức. Với chi phí chưa đến 4 triệu đồng/sào, nông dân có thể  tiết kiệm ngày công, nguyên liệu đầu tư cho sản xuất.

Điều quan trọng nhất là hệ thống này, sử dụng nguồn nước tưới hiệu quả, tiết kiệm, trong tình hình thời tiết nói chung, hạn hán nói riêng, và  diễn biến phức tạp như nhiều năm gần đây”, ông Sơn cho hay.

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top