Hiện nay, nhiều loại trái cây ở tỉnh Tiền Giang tăng giá trở lại; trong khi đó vườn cây năng suất thấp, nhà vườn không đủ nguồn cung cho thị trường.
Công ty TNHH Chế biến nông sản Cát Tường (TP. Mỹ Tho) thu mua trái xoài tại các tỉnh vùng ĐBSCL để chế biến xuất khẩu.
Ở thời điểm này, nhiều loại trái cây đặc sản tại tỉnh Tiền Giang tăng giá từ 10-20% so với tháng trước. Cụ thể như mít loại 1 giá trên 20.000 đồng/kg, sầu riêng 80.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng trên 15.000 đồng/kg, mận An Phước gần 50.000 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc gần 100.000 đồng/kg. Riêng dừa khô tháng trước giá khoảng 25.000 đồng/chục quả, nay tăng lên trên 40.000 đồng/chục quả.
Giá trái cây tăng do thị trường xuất khẩu hút hàng nhất là Trung Quốc, Đông Âu; trong khi đó vườn trái cây ở tỉnh Tiền Giang hiện năng suất thấp dẫn đến “cầu vượt cung”. Hiện tại, một số doanh nghiệp chế biến trái cây xuất khẩu tại địa phương không đủ sản lượng cung ứng cho đối tác, do nhà vườn không đủ nguồn cung cho các doanh nghiệp.
Ông Mai Văn Tiến, nhà vườn ở xã Mỹ Lương, huyện Cai Bè, tỉnh Tiền Giang chia sẻ, hiện các loại trái cây đang có giá, nhưng các nhà vườn lúc này lại không có trái cây do nghịch mùa. “Thời gian dài trước đây trái cây bị mất giá liên tục nên các nhà vườn cũng bỏ bê không chăm sóc. Như cây ổi trước đây giá 1.500 - 3.000 đồng/kg nên nhà vườn bị lỗ nặng”, ông Tiến cho biết./.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.