Đến ngày 3/7, tỉnh Tuyên Quang có 66 xã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, có 4 xã đã qua 30 ngày không phát sinh dịch mới gồm: xã Công Đa (đã qua 34 ngày), Yên Nguyên (qua 36 ngày), Tri Phú (35 ngày) và Phúc Sơn (qua 34 ngày).
Đến ngày 3/7, tỉnh Tuyên Quang có 4 xã đã qua 30 ngày không phát sinh dịch tả lợn châu Phi.
Theo đó, đến hết ngày 3/7, toàn tỉnh Tuyên Quang có 66 xã, 241 thôn và 684 hộ chăn nuôi có bệnh dịch tả lợn châu Phi. Số lợn tiêu hủy là 7.764 con, với khối lượng 426.714 kg. Hơn 6.596 lít thuốc khử trùng, 72 tấn vôi bột đã sử dụng.
Tuy nhiên, nguy cơ phát sinh, lây lan thêm các ổ dịch mới là rất cao.
Để ngăn chặn sự lây lan, phòng, chống dịch, các huyện, thành phố của Tuyên Quang thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý ổ dịch; tổ chức tiêu hủy triệt để lợn bị bệnh theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường; thành lập tổ công tác, tổ cơ động phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.
Đôn đốc hoạt động các chốt kiểm dịch tạm thời, Trạm Kiểm dịch đầu mối giao thông thực hiện kiểm soát nghiêm việc vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp. Kiên quyết không cho vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp.
Giám sát chặt chẽ đàn lợn tới tận thôn, xóm, bản, hộ chăn nuôi, đảm bảo phát hiện kịp thời dịch bệnh ngay khi mới phát sinh, tổ chức xử lý triệt để không để dịch bệnh lây lan; lấy mẫu, xét nghiệm; hướng dẫn công bố dịch bệnh theo quy định.
Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy định.
Đặc biệt, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tới mọi người dân để mọi người hiểu rõ tính chất nguy hiểm của bệnh, chủ động tự giác, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Ông Nguyễn Văn Công, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT Tuyên Quang) cho biết, đến ngày 3/7, tỉnh có 4 xã đã qua 30 ngày không phát sinh dịch mới những chưa giám công bố hết dịch. Vì dịch len lỏi, lây lan qua nhiều đường nên rất khó kiểm soát. Có một số tỉnh công bố hết dịch sau đó lại phát lại. Do vậy, tỉnh đang cấp bách, quyết liệt làm sao để ngăn chặn dịch.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.