Ngày 21/9, Bộ Y tế Ai Cập cho biết số nạn nhân thiệt mạng trong vụ lật tàu ngoài khơi thành phố cảng Rosetta của nước này đã tăng lên ít nhất 42 người.
Phóng viên TTXVN tại Ai Cập dẫn các nguồn tin tại chỗ cho biết tàu trên chở hơn 600 người di cư, chủ yếu là công dân Syria, Ai Cập và một số nước châu Phi khác, đang trên hành trình vượt Địa Trung Hải từ cảng Rosetta để tới châu Âu thì bị lật úp.
Hàng trăm người đã được cứu sống, nhưng số người thiệt mạng đã tăng lên 42 người. Hiện, nhiều người vẫn còn mất tích. Giới chức Ai Cập đang tiếp tục đẩy mạnh công tác cứu hộ tại khu vực tàu gặp nạn.
Vụ tai nạn lật tàu chở người di cư trái phép này xảy ra chỉ hai ngày sau khi Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi tuyên bố một trong những ưu tiên hàng đầu của cộng đồng quốc tế là cần giải quyết nạn di cư trái phép khi ông có bài phát biểu tại một hội nghị của Liên hợp quốc.
Ông El-Sisi khẳng định Ai Cập sẽ đẩy mạnh các hoạt động chống lại nạn di cư trái phép và nạn buôn người.
Theo nhà lãnh đạo này, Ai Cập hiện đang cưu mang khoảng 5 triệu người di cư với nhiều quốc tịch khác nhau, trong đó có 261.741 người di cư, tị nạn đã được đăng ký, chủ yếu từ Sudan, Syria và Libya.
Trong những năm gần đây, hàng nghìn người di cư và tị nạn đã cố vượt Địa Trung Hải từ Ai Cập để tìm cuộc sống tốt đẹp hơn ở châu Âu. Hàng trăm người trong số này đã bị lực lượng hải quân Ai Cập bắt giữ về tội di cư trái phép.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, từ năm 2014, hơn 10.000 người đã bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt Địa Trung Hải để đến châu Âu. Từ đầu năm đến nay, số tàu chở người di cư đi từ Ai Cập đến Italy đã lên tới 1.000 tàu.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…