Vừa qua, chính phủ Ấn Độ đã quyết định cấm xuất khẩu gạo thơm basmati, loại mặt hàng có giá dưới 1.200 USD/tấn.
Biện pháp này nhằm hạn chế khả năng vận chuyển “bất hợp pháp” gạo tẻ thường (non-basmati) dưới dạng gạo thơm basmati cao cấp.
Trong một tuyên bố, Bộ Công thương Ấn Độ cho biết, cơ quan này đã chỉ đạo Hiệp hội Xúc tiến Nông sản Ấn Độ (APEDA) không đăng ký hợp đồng dưới 1.200 USD/tấn. Một ủy ban dưới sự chủ trì của APEDA sẽ được thành lập để đánh giá các hoạt động trong tương lai.
Ảnh minh họa: KT
Nhằm kiểm soát giá gạo trong nước và đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, chính phủ Ấn Độ đã thực hiện một số biện pháp như việc cấm xuất khẩu gạo 5% tấm vào tháng 9 năm ngoái hay áp đặt hạn chế đối với gạo tẻ thường phi basmati vào tháng trước.
Theo Bộ Công thương Ấn Độ, các hợp đồng xuất khẩu gạo thơm basmati có giá trị từ 1.200 USD/tấn trở lên phải được đăng ký để cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiêm phân bổ (RCAC). Các hợp đồng có giá thấp hơn mức giá trần này sẽ được đánh giá bởi một ủy ban do APEDA thành lập.
Trong giai đoạn 2022-2023, kim ngạch xuất khẩu gạo thơm basmati của Ấn Độ là khoảng 4,5 triệu tấn, đạt giá trị 4,8 tỷ USD. Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, sản lượng gạo của Ấn Độ ước tính tăng lên 135,54 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023 so với mức 129,47 triệu tấn của năm trước.
Theo VOV.VN
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…