Khi giá năng lượng ở châu Âu không ngừng tăng cao, nông dân sản xuất rau diếp xoăn (rau đặc sản của Pháp) đứng trước nguy cơ bỏ nghề vì chi phí sản xuất từ lưu trữ, đông lạnh... ngốn nhiều điện, đang tăng mạnh.
Tại thị trấn Bouvines, miền bắc nước Pháp, cơ sở sản xuất rau dép xoăn của ông Emmanuel Lefebvre trong vài tháng nữa có thể sẽ không còn cảnh công nhân nhộn nhịp đóng gói rau, vì chi phí năng lượng tăng gần gấp 10 lần so với năm ngoái, từ 120.000 euro lên khoảng 1 triệu euro, trong đó phần lớn là chi phí làm lạnh.
Gắn bó với nghề suốt 32 năm và mỗi năm sản xuất 10.000 tấn rau, ông Emmanuel Lefebvre cho biết, nếu giá năng lượng vẫn giữ ở mức cao như hiện nay, thì rất khó duy trì công việc.
Emmanuel Lefebvre và Christophe Mazingarbe thăm cánh đồng trồng rau diếp của mình. (Ảnh: Reuters)
“Chúng tôi thực sự bế tắc hoàn toàn và chúng tôi tự hỏi liệu chúng tôi có thu hoạch được những gì vào mùa đông này hay không. Chúng tôi phải lưu trữ củ rễ rau trong phòng lạnh. Từ lúc thu hoạch, chúng tôi hạ nhiệt độ liên tục cho đến khi đạt khoảng âm 2,5 độ C. Nhiệt độ này phải giữ nguyên, không thể ngắt nếu muốn bảo quản tốt bộ củ làm giống. Do đó trong vấn đề tiêu thụ năng lượng, chúng ta không có giải pháp nào khác" - ông Emmanuel Lefebvre chia sẻ.
Pháp, nước sản xuất rau diếp xoăn lớn nhất thế giới, nằm trong số những nơi chịu rủi ro cao nhất vì quá trình sản xuất cần rất nhiều điện trong toàn bộ dây chuyền. Vào mùa thu, nông dân thu hoạch củ rau diếp và sau đó giữ chúng trong các phòng lạnh khổng lồ với nhiệt độ dưới âm 2 độ C.
Củ rau có thể được rã đông bất cứ lúc nào, cho phép chu kỳ sản xuất quanh năm. Sau khi rã đông, củ được trồng lại trong các thùng chứa và được bảo quản trong phòng tối được kiểm soát nhiệt độ để phát triển thành phần rau ăn được.
Nông dân Christophe Mazingarbe chia sẻ: "Cảm giác đầu tiên của tôi là buồn, đơn giản bởi đây là ngành nhỏ, có truyền thống ở vùng Hauts-de-France (miền bắc nước Pháp). Rau diếp xoăn nổi tiếng ở Pháp và thế giới và 95% sản lượng đến từ Pháp. Đó thực sự là một sản phẩm đặc trưng của miền Bắc nước Pháp. Đây cũng là ngành nghề tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người".
Ông Stephane Jacquet, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất rau diếp xoăn của Pháp cho biết, việc ngừng sản xuất loại rau này sẽ là cơn “chấn động” đến thị trường việc làm, đặc biệt là ở miền bắc nước Pháp.
“Nghề sản xuất rau cải xoăn tạo hơn 4.000 việc làm ở vùng Hauts-de-France. Đó là chưa tính những công việc gián tiếp. Có nhu cầu lớn về nhân lực trong ngành này. Chúng tôi biết rõ rằng cần phải tiết kiệm năng lượng, tìm những nguồn năng lượng mới” - ông Stephane Jacquet cho biết.
Ngoài chi phí năng lượng tăng, chiếm 80% tổng chi phí sản xuất thì các chi phí khác như bao bì cũng tăng vọt. Nghề trồng rau thực sự đang trở nên quá đắt đỏ ở châu Âu do giá năng lượng tăng cao và nông dân trồng các loại rau từ cà chua, khoai tây đến dưa chuột, đang cân nhắc việc ngừng sản xuất và thực trạng đó càng đe dọa hơn nữa nguồn cung lương thực./.
Theo Reuters/VOV.vn dịch
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…