Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 16 tháng 6 năm 2024  
Thứ năm, ngày 23 tháng 5 năm 2024 | 20:48

Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

Bộ NN-PTNT đã đề nghị Chủ tịch UBND 6 tỉnh: Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, An Giang tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, chấm dứt việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật được cho có nguồn gốc từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua biên giới với Campuchia.

Sản phẩm động vật từ châu Âu nhập lậu qua biên giới với Campuchia, Bộ NN-PTNT đề nghị 6 tỉnh ngăn chặn, chấm dứt

Theo thông tin phản ánh của doanh nghiệp, trong thời gian gần đây có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân “Vận chuyển các sản phẩm từ động vật nhai lại có chứa bột xương thịt (MBM)/Protein động vật đã qua chế biến (PAPs), và có thể là các sản phẩm như bột hồng cầu và bột xương động vật” từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) thông qua cửa khẩu Campuchia bằng xe tải hoặc xà lan vào Việt Nam.

Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và chấm dứt hiện tượng nêu trên, đồng thời xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch, không được phép vào Việt Nam làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, sức khỏe người dân, Bộ NNPTNT đề nghị Chủ tịch UBND 6 tỉnh: Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, An Giang tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp của địa phương triển khai các giải pháp.

Theo thông tin phản ánh của doanh nghiệp, trong thời gian gần đây có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân “Vận chuyển các sản phẩm từ động vật nhai lại có chứa bột xương thịt (MBM)/Protein động vật đã qua chế biến (PAPs), và có thể là các sản phẩm như bột hồng cầu và bột xương động vật” từ Châu Âu (nơi có dịch bò điên) thông qua cửa khẩu Campuchia bằng xe tải hoặc xà lan vào Việt Nam.

Cụ thể, Bộ NN-PTNT đề nghị lãnh đạo các địa phương quán triệt, hướng dẫn, tuyên truyền người dân, doanh nghiệp tại địa phương không tiếp tay hợp thức hóa sản phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường, không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Chỉ thị số 29/CTTTg ngày 06/12/2023 về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý việc nhập lậu và vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo nguồn cung thực phẩm; Công điện số 871/CĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2022 về việc chấn chỉnh, xử lý các hành vi tiêu cực liên quan hoạt động sản xuất, nhập khẩu, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới và đất liền; Công điện số 12/CĐ-TTg ngày 31/01/2024 về việc tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyể trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thuỷ sản qua biên giới vào Việt Nam); các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới.

Chỉ đạo các lực lượng chức năng của địa phương, đặc biệt lực lượng Bộ đội biên phòng tổ chức tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, đường sông… để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bảo đảm sớm chấm dứt tình trạng buôn bán, vận chuyện trái phép sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch, không được phép vào Việt Nam nghi ngờ nhập lậu từ Campuchia. Trường hợp bắt được các lô hàng sản phẩm động vật vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy ngay (trước khi tiêu hủy, cần lấy mẫu gửi các cơ quan thú y để xét nghiệm).

Giao các cơ quan, lực lượng chức năng, cơ quan công an của địa phương khẩn trương thành lập các chuyên án, điều tra, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tiếp tay cho việc hợp thức hóa, làm giả, làm trái quy định các loại giấy tờ kiểm dịch nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

Chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 các cấp phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam.

Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cư dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm, tác hại của việc nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, phòng ngừa gian lận thương mại qua biên giới.

Chỉ đạo các cơ quan, chính quyền địa phương phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y và các đơn vị liên quan) tổ chức giám sát động vật, sản phẩm động vật nhập lậu trái phép vào Việt Nam.

Cảnh giác với “ma trận” thịt nhập khẩu giá rẻ bán trên mạng xã hội

Để mua thịt bò nhập khẩu không khó khăn gì, chỉ cần vào mạng gõ cụm từ sườn sụn, xương sụn bò, cốt lết, dẻ sườn bò Australia trên mạng xã hội, người dùng sẽ thấy hàng loạt bài đăng bán sản phẩm này với giá rất rẻ. Mỗi cân dẻ sườn bò Australia được bán với giá dao động từ 130.000 đồng đến 180.000 đồng/kg, thậm chí chỉ còn 90.000 - 100.000 đồng/kg nếu người mua lấy số lượng lớn.

Tuy nhiên, trên thực tế, dẻ sườn bò trong nước lấy tại các xưởng giết mổ giá buôn thường dao động từ 150.000 - 180.00 đồng/kg và bán lại cho khách là 200.000 - 220.000 đồng/kg. Do đó, hàng nhập về qua nhiều khâu và thêm chi phí vận chuyển mà giá rẻ như vậy thì thật khó khả thi. Một chủ sạp thịt bò tại chợ Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng, dẻ sườn bò giá rẻ đó có thể là dẻ sườn trâu, sụn sườn trâu nhập từ Ấn Độ. Để hàng tiêu thụ tốt, các đầu mối thường rao là hàng của Australia hoặc trong nước để lấy niềm tin của khách hàng.

Hàng tấn thịt lợn, thị bò đông lạnh nhập khẩu tại kho hàng thuộc xã Lộc An, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế không có hóa đơn chứng từ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Không chỉ thịt bò nhập khẩu được rao bán tràn lan trên mạng xã hội mà thịt lợn nhập khẩu cũng sôi động không kém. Nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu cũng được chào bán với giá khá rẻ như sườn cánh buồm Nga có giá 130.000 - 150.000 đồng/kg, sườn cốt lết Canada 140.000 - 150.000 đồng/kg, móng giò lợn Ba Lan 120.000 - 130.000 đồng/kg, bắp giò lợn Ba Lan cắt khoanh 110.000 đồng/kg, ba chỉ rút sườn Nga 140.000 đồng/kg, thịt nạc vai Nga có giá 130.000 - 140.000đồng/kg...

Theo tìm hiểu của phóng viên, hầu hết các tài khoản đăng bán thịt lợn nhập khẩu đều không ghi địa chỉ cụ thể mà thường chỉ có số điện thoại để liên lạc qua zalo. Loại thực phẩm này cũng chỉ được ghi chung chung là hàng nhập khẩu từ Úc, Nga, Ba Lan, Canada… chứ không nói được nhập khẩu thời gian nào, qua công ty nào. Không chỉ có giá rẻ đến bất ngờ, mà người tiêu dùng còn khá băn khoăn khi cùng một loại thịt, nhưng nhiều chủ tài khoản lại rao bán với giá rất chênh lệch. Đơn cử, cùng là sườn non lợn Mỹ, nhưng có chủ tài khoản Facebook chỉ rao bán 99 nghìn đồng, có nơi lại rao bán tới 180 nghìn đồng/kg.

Chị Nguyễn Thị Lan (Đống Đa, Hà Nội) – người từng có nhiều năm sinh sống ở nước ngoài cho biết: “Việc ăn thịt lợn đông lạnh với tôi đã thành thói quen. Theo quan điểm của tôi chất lượng thịt lợn đông lạnh so với thịt tươi sống bán ở ngoài chợ được 7 - 8/10 với ưu điểm sạch sẽ và dễ chế biến. Tuy vậy, tôi chỉ chọn mua mặt hàng này ở các siêu thị lớn hoặc cửa hàng nhập khẩu uy tín, dù giá thành có cao hơn”.

Nguyên nhân chị Lan đưa ra là hầu hết chủ các trang mạng xã hội khi rao bán đều giới thiệu thịt lợn động lạnh có đủ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu, nhưng khi được hỏi đều tìm cách đánh trống lảng. Ngoài ra, trên sản phẩm cũng không có tem nhãn phụ tiếng Việt, hoặc không có tem nhãn với lý do tem nhãn chỉ dán trên thùng kiện lớn, thịt đã chia nhỏ ra bán thì không có.

Ngoài thịt bò, thịt lợn nhập khẩu thì thịt gà nhập khẩu cũng là món ăn ưa thích của nhiều gia đình. Chỉ cần gõ từ khóa “gà đông lạnh nhập khẩu”, lập tức xuất hiện hàng trăm địa chỉ cung cấp, giao hàng tận nơi với rất nhiều sản phẩm đã sơ chế, đóng gói sẵn như cánh gà, chân gà, đùi gà… Thậm chí trên các trang bán hàng điện tử trực tuyến xuất hiện phổ biến các loại gà dai nguyên con xuất xứ từ nhiều nước như Brazil, Hàn Quốc… với giá rẻ bất ngờ.

Tỉnh táo khi lựa chọn thực phẩm nhập khẩu

Vào ngày 17/1, Đội 5 Cảnh sát môi trường, Công an TP Hà Nội phối hợp với Đội 10 Cục Quản lý thị trường phát hiện hơn 20 tấn thịt bò nhập lậu chuẩn bị đưa ra thị trường dịp Tết.  Khi cơ quan chức năng bất ngờ kiểm tra 1 kho hàng đông lạnh tại khu công nghiệp Quang Minh - Hà Nội thì phát hiện có tới hơn 20 tấn thịt bò có nhãn mác nước ngoài được 2 doanh nghiệp tại Hưng Yên và Vĩnh Phúc cất giữ ở đây.

Với vỏ bọc là hàng tạm nhập tái xuất, nhưng thực chất toàn bộ số thịt bò này đều nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ hợp lệ, được cất giữ tạm ở đây để chờ cơ hội tuồn ra thị trường tiêu thụ. Ông Tạ Dương Quốc Hưng, Phó đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 10, Cục QLTT TP Hà Nội, cho biết, một túi thịt bò trọng lượng 1kg có giá xuất kho là 80.000 đồng, đến tay thương lái được “thổi” giá lên 140.000 đồng. Khi đưa ra thị trường với nhãn mác thịt bò Mỹ, thịt bò nhập khẩu, giá có thể lên tới 500.000 - 850.000 đồng một kg.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, đoàn kiểm tra đã trình UBND thành phố tiến hành xử phạt các tổ chức, các nhân liên quan với tổng số tiền là 270 triệu đồng và buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm. Ngay sau đó, hàng trăm thùng carton đựng hơn 20 tấn thịt bò đông lạnh đã được cơ quan chức năng chuyển đến 1 cơ sở xử lý rác thải tại Hải Dương để tiến hành tiêu hủy nhằm ngăn chặn việc thẩm lậu ra thị trường.

Trước đó, vào tháng 12/2023, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiến Huế thông tin, đơn vị này phát hiện một kho hàng thực phẩm “thịt heo, bò xuất nhập khẩu” có chứa hơn 1 tấn thực phẩm các loại. Số thực phẩm này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ kho hàng là bà Hồ Thị Nhiên, sinh năm 1993 (trú tại thôn Xuân Lai, xã Lộc An) đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của sản phẩm. Đặc biệt, bà Nhiên cũng không xuất trình được giấy tờ liên quan đến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bà Nhiên khai nhận, số hàng hóa trên có nguồn gốc từ Nga, Ấn Độ nhưng không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Số thực phẩm này dự kiến bán lẻ cho các khách hàng là quán ăn, nhà hàng, dịch vụ đám cưới.

Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), trong năm 2023, đơn vị đã kiểm tra 71.910 vụ, phát hiện, xử lý 52.349 vụ vi phạm (tăng 16% so với năm 2022). Trong đó, lĩnh vực an toàn thực phẩm kiểm tra 8.306 vụ, xử lý 6.773 vụ. Hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm về sở hữu trí tuệ và thực phẩm không bảo đảm chất lượng.

Lý giải về sự chênh lệch giá cả giữa các loại thịt nhập khẩu, ông Dương Văn Hùng – Phó Chủ tịch Liên chi hội đầu bếp Việt Nam cho biết, thị trường thịt nhập khẩu hiện có nhiều nguồn.

Nguồn thứ nhất là một số công ty chuyên nhập khẩu theo đường chính ngạch, nhập nguyên con về Việt Nam để giết mổ hoặc các sản phẩm thịt từ các nước Mỹ, Úc, Cannada, Nhật bản... Nguồn thứ hai là một số nhà hàng, khách sạn.. được cấp phép cũng tự nhập khẩu. Nguồn thứ ba là nhập lậu, từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hoặc châu Á về Việt Nam.

Theo ông Hùng, người tiêu dùng có thể gặp nhiều rủi ro và nguy cơ khi mua thịt giá rẻ bán trên mạng xã hội. Bởi đó là những sản phẩm không được kiểm soát về nguồn gốc, xuất xứ cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, khi chế biến, sẽ không đảm bảo về chất lượng, cảm quan, màu sắc, hương vị của món ăn. Ngoài ra, thực phẩm không đảm bảo chất lượng cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

“Nếu muốn mua thịt nhập khẩu, người nội trợ nên chọn mua của các công ty chuyên kinh doanh, phân phối sản phẩm này và đã được cơ quan chức năng cấp phép. Thịt nhập khẩu cũng có hai loại: một là thịt mát, tức là sản phẩm vẫn có độ đàn hồi; hai là thịt đông lạnh, tức là được cấp đông cứng.

Khi mua, bạn nên chú ý xem bao gói của sản phẩm còn nguyên vẹn hay không, ngày sản xuất, hạn sử dụng thế nào. Đồng thời quan sát màu sắc của sản phẩm, thịt mát phải có màu đỏ hồng, vân mỡ rõ ràng, không bị chảy nước, không có mùi lạ.” – ông Dương Văn Hùng hướng dẫn.

 
Thanh Xuân (Tổng hợp từ thuongtruong, tuoitrethudo, danviet...)
Ý kiến bạn đọc
Top