Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 5 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 17 tháng 12 năm 2023 | 19:41

Campuchia có thể thiếu gạo để xuất khẩu trong quý I năm 2024

Theo Liên đoàn Lúa gạo Campuchia, năm 2023, nước này có thể xuất khẩu khoảng 670.000 tấn gạo, tăng từ 5-10% so với cùng kỳ năm 2022 và bán được giá tốt hơn so với giá mặt bằng chung, tuy nhiên có thể thiếu gạo để xuất khẩu trong quý 1 năm 2024.

Trao đổi với phóng viên, ông Song Saran, Chủ tịch Hội đồng Liên đoàn Lúa gạo Campuchia cho biết, năm 2023, Campuchia xuất khẩu khoảng 670.000 tấn gạo, tăng từ 5-10% so với cùng kỳ năm 2022. Ông Song Saran nhận định, mặc dù xuất khẩu gạo tăng nhẹ nhưng gạo Campuchia bán được giá tốt hơn so với giá mặt bằng chung.

Tuy nhiên, ông Song Saran dự đoán giá gạo năm 2024 sẽ tiếp tục tăng, trong khi Campuchia có thể thiếu gạo xuất khẩu trong quý 1/2024. Đồng thời, ông kỳ vọng từ quý 2/2024, đà xuất khẩu gạo sẽ tăng cao.

Ảnh minh họa: KT

Theo ông Song Saran: "Chúng tôi dự đoán rằng giá gạo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2024 và có thể thiếu gạo xuất khẩu trong quý I năm 2024.  Bởi vì sản lượng lúa thu hoạch trong thời gian từ tháng một đến tháng ba là không đủ để xuất khẩu. Như vậy, chúng ta không hy vọng xuất khẩu gạo sẽ tăng mạnh trong quý I, nhưng chúng ta hy vọng vào quý II vì khi đó chúng ta thu hoạch vụ mùa và lượng gạo xuất khẩu sẽ tăng. Giá lúa trong nước cũng sẽ tăng vì giá gạo tăng. Tuy nhiên, sự chênh lệch giá giữa lúa và gạo vẫn rất cao".

Từ tháng 1-11/2023, Campuchia xuất khẩu gần 600.000 tấn gạo trị giá hơn 420 triệu USD. Trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất với 198 761 tấn, tiếp theo là các nước châu Âu, Đông Nam Á và châu Phi.
 
Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

  • Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Nếu kết hợp hiệu quả giữa nuôi cá lồng và du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình sẽ là hướng phát triển kinh tế bền vững.

Top