Không thể phủ nhận, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết và thế giới không còn thời gian để chậm trễ.
Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cho thấy thiên nhiên đang ứng phó với sự thay đổi khí hậu do con người tạo ra, và hợp tác với thiên nhiên được coi là một trong những cách tốt nhất để khôi phục sự cân bằng. Song việc làm này đòi hỏi đầu tư rất nhiều và “đại tu” lại cách chúng ta tương tác với thế giới tự nhiên.
Mối quan ngại hàng đầu của thế giới
Liên tục trong thời gian gần đây, một loạt báo cáo mới đều đặn được Liên Hợp quốc cùng các tổ chức quốc tế khác đưa ra đã củng cố một thông điệp rõ ràng: Biến đổi khí hậu do con người gây ra là một mối đe dọa cấp bách, nếu không muốn nói là hiện hữu đối với mọi sự sống trên trái đất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Mặc dù theo các nhà khoa học, để tránh biến đổi khí hậu thảm khốc, sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu phải được giữ ở mức không quá 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, nhưng khả năng thế giới nóng lên trong vòng 5 năm tới vẫn tiếp tục gia tăng.
Trong bản báo cáo cập nhật khí hậu hàng năm, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, trong giai đoạn từ năm 2023 - 2027, có tới 66% khả năng nhiệt độ hành tinh sẽ tăng lên trên mức 1,5 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp trong ít nhất 1 năm của giai đoạn 5 năm sắp tới. Bên cạnh đó, có 98% khả năng là ít nhất 1 năm trong giai đoạn 5 năm tới, và cả giai đoạn 5 năm nói chung, sẽ ghi nhận mức nóng kỷ lục đối với hành tinh. Theo WMO, việc vi phạm ngưỡng 1,5 độ C được quy định trong Thỏa thuận khí hậu Paris có thể chỉ là tạm thời, nhưng đó sẽ là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy biến đổi khí hậu đang tăng tốc nhanh như thế nào: đẩy nhanh hiện tượng nước biển dâng, thời tiết khắc nghiệt hơn và làm suy thoái các hệ sinh thái quan trọng… Không những thế, trong bản cập nhật khoa học về khí hậu, 50 nhà khoa học hàng đầu thế giới mới đây cũng cảnh báo: Từ năm 2013 - 2022, sự nóng lên của trái đất do con người gây ra đã tăng với tốc độ chưa từng thấy là hơn 0,2 độ C mỗi thập kỷ.
Theo các chuyên gia, lồng ghép hành động khí hậu hiệu quả và công bằng sẽ không chỉ giúp giảm tổn thất và thiệt hại cho thiên nhiên và con người, mà còn mang lại nhiều lợi ích hơn. Giải pháp nằm ở sự phát triển thích ứng với khí hậu. Điều này liên quan đến việc tích hợp các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cùng các hành động để giảm hoặc tránh phát thải khí nhà kính theo những cách cung cấp lợi ích rộng lớn hơn, tiêu biểu như tiếp cận năng lượng sạch và công nghệ giúp cải thiện sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em.
Tuy nhiên lại tồn tại một thực tế là, mặc dù than đá là loại nhiên liệu gây ô nhiễm và nguồn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu, song chưa bao giờ nhân loại đốt cháy nhiều than đá như thời gian qua. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, năm 2022, thế giới tiêu thụ hơn 8 tỷ tấn than, tăng 1,2% so năm trước đó và vượt mức kỷ lục được thiết lập năm 2013. Giám đốc phụ trách các thị trường và an ninh năng lượng tại IEA - Keisuke Sadamori nhận định, thế giới đang tiến gần đến mức đỉnh điểm về tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Theo số liệu của Liên Hợp quốc, việc đốt nhiên liệu hóa thạch là nguồn chính tạo ra CO2 và là yếu tố đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu, chiếm gần 75% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Trong đó, than đá tạo ra lượng khí thải nhà kính nhiều nhất, gấp đôi so với khí tự nhiên. Vì vậy, một trong những chìa khóa quan trọng để cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thành công là giảm sử dụng than đá trong sản xuất năng lượng. Song con số kỷ lục hơn 8 tỷ tấn than đang khiến việc đạt được mục tiêu kiềm chế tốc độ tăng nhiệt của trái đất ngày càng xa tầm với. Đáng lo ngại là, nhu cầu tiêu thụ than đá trên toàn cầu dự kiến tiếp tục được duy trì cho đến năm 2025, nếu các nước không tăng tốc trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Cần phải hợp tác để giải quyết thách thức
Phát biểu tại một hội thảo với giới chuyên gia tại Trung Quốc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Janet Yellen cho rằng, với tư cách là hai nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới và là các nhà đầu tư lớn nhất về năng lượng tái tạo, Mỹ và Trung Quốc đều có trách nhiệm chung và có khả năng tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Theo bà Yellen, biến đổi khí hậu đứng hàng đầu trong danh sách những thách thức toàn cầu, Mỹ và Trung Quốc cần phải hợp tác để giải quyết thách thức này.
Một cánh đồng ngô bị khô hạn gần Beelitz, Đức ngày 1882022. (Ảnh AFPTTXVN).
Còn theo một nghiên cứu công bố mới đây, các nhà nghiên cứu cho rằng, rủi ro mất mùa ở nhiều “vựa bánh mỳ” trên toàn cầu đã bị đánh giá thấp và cần có một lời cảnh tỉnh về mối đe dọa của biến đối khí hậu đối với hệ thống lương thực.
Sản xuất lương thực vừa là nguồn phát thải chính khiến hành tinh nóng lên, nhưng cũng là ngành chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu.
Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu của Mỹ và Đức đã xem xét khả năng một số vùng sản xuất lương thực lớn có thể ghi nhận sản lượng thấp.
Tác giả chính Kai Kornhuber, nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia và Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, cho biết, những tình huống trên có thể dẫn đến tăng giá, mất an ninh lương thực và thậm chí là bất ổn dân sự.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP, ông Kai Kornhuber cho rằng, những loại tình huống xảy ra đồng thời này đang thực sự bị đánh giá thấp.
Nghiên cứu này cũng xem xét dữ liệu mô hình khí hậu và quan sát từ năm 1960 đến năm 2014, sau đó xem xét các dự báo cho năm 2045 đến năm 2099.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động của dòng không khí điều hướng các kiểu thời tiết ở nhiều vùng sản xuất cây trồng quan trọng nhất trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, sự luân chuyển của các dòng không khí như vậy có tác động đáng kể đến các vùng nông nghiệp trọng điểm ở Bắc Mỹ, Đông Âu và Đông Á, làm giảm sản lượng thu hoạch tới 7%.
Ông Kornhuber cũng nêu ví dụ cho thấy sự chuyển động của dòng không khí có liên quan đến cả nhiệt độ cực cao ở các vùng của Nga và lũ lụt tàn phá ở Pakistan vào năm 2010, đều gây thiệt hại cho mùa màng.
Ông Kornhuber cho biết, nghiên cứu này sẽ là “một hồi chuông cảnh tỉnh về tác động của biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực thực phẩm, với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên hơn. Chúng ta cần chuẩn bị cho những loại rủi ro khí hậu phức tạp này trong tương lai và các mô hình tại thời điểm này dường như không nắm bắt được điều này.”
“Chủ động chấp nhận rủi ro”
Hội nghị thượng đỉnh về Hiệp ước Tài chính Toàn cầu diễn ra cuối tháng 6/2023 đã đưa ra cam kết thực hiện những bước đi hướng đến nỗ lực giảm gánh nặng nợ nần cho các nước đang phát triển vốn chịu gánh nặng của các cuộc khủng hoảng khí hậu và kinh tế.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva thông báo, các nước giàu cam kết sẽ phân bổ 100 tỷ USD từ một kênh tín dụng của tổ chức này (được biết đến là “quyền rút vốn đặc biệt”) để hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo.
Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Ajay Banga cho biết, thể chế tài chính này sẽ đưa ra cơ chế “ngừng” nghĩa vụ trả nợ đối với những nước chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Mục tiêu của cơ chế này là giúp các nước như vậy có thể “tập trung xử lý những vấn đề quan trọng trước mắt” và “không phải lo lắng về việc hoàn trả nợ.”
Ông Banga cho rằng, WB có thể sử dụng việc “chủ động chấp nhận rủi ro” để khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia nhiều hơn trong việc hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nguồn vốn tư nhân đóng vai trò thiết yếu khi nguồn vốn từ các chính phủ, các tổ chức từ thiện, WB và các ngân hàng phát triển đa phương không thể đủ để giúp các nước nghèo ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Ông Banga cho rằng, cách duy nhất là để lĩnh vực tư chấp nhận rủi ro như một cách hướng tới tương lai. Các công ty tư nhân muốn mang lại cổ tức cho các cổ đông và không thể chấp nhận rủi ro, nhưng WB có thể hỗ trợ trong việc chấp nhận rủi ro một cách có hiểu biết.
Theo ông Banga, năng lượng tái tạo trong nhiều trường hợp hiện rẻ hơn so với nhiên liệu hóa thạch.
Năng lượng giá rẻ là tiền đề quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở các nền kinh tế mới nổi, nhưng các giải pháp mới cần để tránh mô hình tăng trưởng với lượng khí thải lớn hoặc làm mất đi hy vọng trong việc cắt giảm lượng khí thải vào năm 2050.
Ông Banga cho biết, sẽ phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng đa phương và các tổ chức phát triển khác khi có nhiều việc cần làm.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…