Sáng 30/8, Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương và 5 năm thực hiện và Kết luận 43-KL/TW ngày 07/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 5 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung sâu sát, quyết liệt của BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng đã xác định công tác dân vận là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; quan tâm kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, công tác dân vận của Đảng trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có bước chuyển biến tích cực.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Nhận thức về vai trò, vị trí và trách nhiệm đối với công tác dân vận trong hệ thống chính trị được nâng lên. Các cấp ủy, chính quyền đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận gắn với nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị. Phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác dân vận được đổi mới theo hướng dân chủ, dựa vào dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, phát huy mạnh mẽ vai trò, sức mạnh to lớn của Nhân dân.
Công tác dân vận của chính quyền được quan tâm và có nhiều chuyển biến rõ nét; đã chú trọng làm tốt công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tinh thần phục vụ Nhân dân; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh thực hiện qui chế dân chủ (QCDC), phát huy vai trò công tác dân vận của lực lượng vũ trang. Hệ thống dân vận từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn và có nhiều đổi mới trong phương thức hoạt động. MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức mình; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội được đẩy mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả và có ý nghĩa thiết thực. Tính đến tháng 6/2023, toàn tỉnh có 1.762 mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Năm 2021, năm 2022, BCĐ phong trào thi đua “Dân vận khéo” 3 cấp tỉnh, huyện, xã đã xét công nhận 975 mô hình (trong đó 21 mô hình đạt chuẩn cấp tỉnh).
Những kết quả đạt được trong công tác dân vận đã góp phần phát huy dân chủ, củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác dân vận vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: công tác quán triệt, triển khai, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, Kết luận số 43-KL/TW và các văn bản của tỉnh cụ thể hóa về công tác dân vận ở một số địa phương, đơn vị hiệu quả chưa cao; Công tác nắm, phản ánh, dự báo tình hình Nhân dân, tình hình tôn giáo; việc thông tin, báo cáo những vấn đề nảy sinh tại một số địa phương, cơ sở có lúc, có việc còn chậm. Công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một số lĩnh vực còn hạn chế; Công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước và chính quyền các cấp ở một số địa phương, đơn vị còn chậm chuyển biến. Cải cách thủ tục hành chính có nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu; Hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở một số địa phương, cơ sở chậm đổi mới…
Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Tuấn Quang phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Tuấn Quang biểu dương, ghi nhận đánh giá cao những kết quả của Hà Nam trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, Kết luận số 43-KL/TW đóng góp quan trọng vào thành tích chung của cả nước trong đổi mới công tác dân vận.
Nhấn mạnh những khó khăn, thách thức và những yêu cầu đặt ra đối với công tác dân vận trong tình hình mới, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương đề nghị tỉnh Hà Nam cần tiếp tục coi trọng công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Tiếp tục quan tâm nắm tình hình nhân dân, chú trọng công tác dân tộc, tôn giáo. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương trong thực hiện công tác dân vận, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, phải luôn ý thức sâu sắc "dân là gốc", “dân là chủ”, "lòng dân là thước đo"; nghiên cứu kỹ, thấu đảo, phù hợp với thực tiễn khi ban hành chủ trương, chính sách. Mọi chủ trương của cấp ủy và các cơ chế, chính sách của chính quyền phải thật sự là các "quyết sách lòng dân", xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Tăng cường công tác dân vận chính quyền, trong cơ quan Nhà nước. MTTQ, các tổ chức đoàn thể cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; Quan tâm kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, …
Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy yêu cầu thời gian tới cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chủ trương của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW, Kết luận số 43-KL/TW. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quy chế số 05 ngày 09/12/2021 của BTV Tỉnh ủy về công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh; Đề án số 02 ngày 09/11/2021 của BTV Tỉnh ủy về “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân vận của Đảng, giai đoạn 2021-2025”.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy phát biểu tại hội nghị
Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là trong lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền, các hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và cách thức tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở cơ sở và trong từng cơ quan, đơn vị.
Lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền; triển khai thực hiện tốt Luật Dân chủ ở cơ sở, đảm bảo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý điều hành của chính quyền các cấp; thực hiện hiệu quả mô hình “Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ”; “Trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với nhân dân”…
Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 12, 13) gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thực hiện tốt chính sách tôn giáo và đảm bảo an ninh tôn giáo; quan tâm triển khai xây dựng, duy trì và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, cốt cán tôn giáo. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận; kịp thời đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; chủ động, tích cực, đa dạng các biện pháp đấu tranh nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Ban Dân vận cấp ủy và Khối Dân vận cơ sở chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước, chính quyền cùng cấp, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn, triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là, các mô hình trong công tác GPMB thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường; xây dựng nông thôn mới.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.