Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra là cam, táo, chuối, kiwi, bưởi, hành tây, cà rốt, bông cải xanh, cải bắp, đậu, ớt, gạo xát vỏ, mỡ gia cầm, sữa bò, trứng gà…
Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy thông tin, Cơ quan An toàn thực phẩm Na Uy đã cấm lưu hành lô hàng gạo nhập từ Việt Nam do có dư lượng thuốc trừ sâu gốc Hexaconazole và Tricyclazole vượt quá định mức cho phép.
Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra.
Hiện, các nước EEA (gồm EU và các nước Bắc Âu) đang tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu.
Riêng EU mới ban hành Quy định 2022/741 ngày 13/5/2022 thay cho Quy định (EU) 2021/601 về tăng cường kiểm soát kháng sinh và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật giai đoạn 2023-2025.
Vì vậy, các mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam sẽ là đối tượng của các chiến dịch kiểm tra do các cơ quan chức năng châu Âu tiến hành trong thời gian tới.
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cũng cho rằng Quy định (EU) 2022/741 liên quan đến chương trình phối hợp kiểm soát nhiều năm của Liên minh trong năm 2023, 2024 và 2025 để đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu vào EU tuân thủ mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa và để đánh giá mức độ phơi nhiễm của người tiêu dùng đối với dư lượng thuốc trừ sâu trên và trong thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Theo đó, các quốc gia thành viên sẽ lấy và phân tích mẫu cho các tổ hợp thuốc trừ sâu được nêu trong phụ lục I của Quy định. Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra là cam, táo, chuối, kiwi, bưởi, hành tây, cà rốt, bông cải xanh, cải bắp, đậu, ớt, gạo xát vỏ, mỡ gia cầm, sữa bò, trứng gà….
Song không chỉ EU mà các nước Bắc Âu không thuộc EU (như Na Uy, Iceland) cũng đang tăng cường các chương trình kiểm tra theo quy định này. Gạo là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Bắc Âu bị kiểm tra nhiều nhất theo chương trình này. Hexaconazole và Tricyclazole thường vượt ngưỡng trong các sản phẩm vi phạm.
Ngoài việc kiểm tra tại cửa khẩu đối với các lô hàng mới, cơ quan an toàn thực phẩm của các nước sẽ lấy mẫu kiểm tra trên thị trường với các lô hàng cũ (có lô hàng được nhập khẩu từ đầu năm 2021).
Nếu sản phẩm vi phạm dư lượng, doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối bắt buộc phải thông tin việc thu hồi rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi.
Không chỉ vậy, các mặt hàng tương tự của doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối sẽ bị kiểm tra tại kho và doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ bị tăng tần suất kiểm tra tại cửa khẩu với các lô hàng tiếp theo.
“Việc thu hồi sản phẩm vi phạm và đăng tin rộng rãi sẽ ảnh hưởng uy tín không chỉ của doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu, mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào khu vực EU và Bắc Âu cần lưu ý để tránh các rủi ro không đáng có”, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển khuyến cáo.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…