Là 1 trong những nước nhập khẩu lương thực của thế giới, Indonesia sẽ phải đối mặt với những tác động về sự ổn định và giá cả lương thực của Ấn Độ.
Cơ quan phụ trách an ninh lương thực Indonesia cảnh báo, giá gạo tại nước này sẽ tăng mạnh do tác động của hiện tượng thời tiết El Nino, và quyết định của Ấn Độ dừng xuất khẩu các loại gạo trắng thường để đảm bảo an ninh lương thực. Ngoài Ấn Độ, Indonesia hiện cũng đang duy trì nhập khẩu các nguồn cung gạo từ những quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam để đảm bảo dụ trữ cho kho lương thực quốc gia.
Điều phối viên Liên minh Nhân dân vì An ninh lương thực Indonesia (KRKP) Said Abdullah cho biết, Indonesia đang ở vào tình thế bất lợi với cả vấn đề thời tiết và nguồn nhập khẩu. Là 1 trong những nước nhập khẩu lương thực của thế giới, Indonesia sẽ phải đối mặt với những tác động về sự ổn định và giá cả lương thực của Ấn Độ. Ngoài ra, Indonesia cũng phụ thuộc vào Thái Lan, Việt Nam để đảm bảo lượng gạo dự trữ trong nước.
Indonesia lo ngại về nguồn cung gạo dự trữ sau khi Ấn Độ quyết định dừng xuất khẩu gạo. Ảnh: Tempo.
Cơ quan khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết, hiện tượng thời tiết bất thường do El Nino gây ra sẽ kéo dài tại Indonesia đến tháng 9/2023. Đỉnh điểm được dự đoán sẽ xảy ra vào khoảng tháng 8 - 9 tới. El Nino sẽ gây hạn hán và hậu quả là ảnh hưởng đến an ninh lương thực ở Indonesia. Indonesia nằm trên đường xích đạo giữa hai đại dương và địa hình nhiều đồi núi nên El Nino cũng sẽ kéo theo lũ lụt. Hiện chính phủ đang cố gắng giảm ảnh hưởng của El Nino, đảm bảo không ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lương thực.
Theo ông Said Abdullah, Indonesia có thể đối phó với tình hình này, bằng cách đảm bảo sự ổn định của nguồn sản xuất gạo trong nước, kêu gọi chính phủ chuẩn bị các nhà xuất khẩu gạo thay thế cho Ấn Độ hay 1 số quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh nhập khẩu nên là lựa chọn cuối cùng. Chính phủ Indonesia sẽ tối ưu hóa sản xuất lúa gạo trong nước bằng cách cung cấp máy bơm tưới tiêu và hạt giống chịu hạn.
Bộ Nông nghiệp Indonesia cũng dự kiến hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang các mặt hàng chịu hạn, bằng cách cung cấp công nghệ và thông tin giúp giảm rủi ro. Đối với những khu vực có nguồn cung cấp nước đầy đủ, chính phủ cần đảm bảo cơ sở và điều kiện đầy đủ ở những khu vực này. Chính phủ cũng cần bố trí ngân sách cụ thể để đối phó với những thiệt hại do hạn hán gây ra.
Theo VOV.VN
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…