Các thị trường ngũ cốc nhạy cảm với những diễn biến trong cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài 8 tháng qua, giữa bối cảnh hai nước này nằm trong số những nhà cung cấp lúa mỳ lớn nhất thế giới.
Giá lúa mỳ giao kỳ hạn tại sàn giao dịch nông sản Chicago (Mỹ) tăng hơn 5% vào ngày 31/10, trong khi giá ngô tăng hơn 2% sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen với Ukraine làm dấy lên lo ngại về nguồn cung ngũ cốc toàn cầu.
Tàu MV Brave Commander chở 30 tấn lúa mỳ của Ukraine cập cảng của Djibouti ngày 30/8/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cụ thể, giá lúa mỳ trên sàn giao dịch nông sản Chicago Board of Trade (CBOT) đã tăng 5,5% lên 8,75 USD/bushel vào lúc 0 giờ 10 phút GMT (7 giờ 10 phút giờ Việt Nam), sau khi chạm mức cao 8,93 USD/bushel trước đó.
Trong khi đó, giá ngô tăng 2,2% lên 6,96 USD/bushel và giá đậu tương tăng 1% lên 14,13 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Tobin Gorey, Giám đốc chiến lược nông nghiệp tại ngân hàng Commonwealth Bank of Australia, cho biết: “Thị trường nông sản biến động khá mạnh trong phiên giao dịch sớm ngày 31/10, do Nga tuyên bố ngừng tham gia vào hành lang ngũ cốc ở Biển Đen."
Trước đó, ngày 29/10, hãng thông tấn TASS dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga về việc Nga quyết định rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu nông sản từ hệ thống cảng của Ukraine sau các vụ tấn công tàu ở bán đảo Crimea.
Ukraine cho rằng Nga đang viện cớ để chuẩn bị rút khỏi thỏa thuận, còn Mỹ cáo buộc rẳng Nga đang “vũ khí hóa lương thực.”
Liên hợp quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine cho biết họ đang thúc đẩy thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen với kế hoạch vận chuyển 16 tàu vào ngày 31/10.
Các thị trường ngũ cốc nhạy cảm với những diễn biến trong cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài 8 tháng qua, giữa bối cảnh hai nước này nằm trong số những nhà cung cấp lúa mỳ lớn nhất thế giới.
Giá lúa mỳ kỳ hạn đạt mức cao kỷ lục 13,64 USD/bushel vào tháng Ba năm nay, sau khi cuộc xung đột này bùng phát.
Theo TTXVN/Vietnam+
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…