Mặt tích cực của quá trình phát triển công nghiệp là góp phần phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng phải chịu áp lực về tình trạng ô nhiễm môi trường, mùa màng bị ảnh hưởng, sức khỏe suy giảm...
Thực trạng này xuất phát từ chính nguồn khí thải công nghiệp ngày càng nghiêm trọng và có nơi, có lúc còn do thiếu sự quản lý chặt chẽ từ phía chính quyền.
Những tác động tiêu cực
Khí thải công nghiệp chính là hỗn hợp các thành phần vật chất được phát thải ra môi trường không khí từ các ống thải, ống khói của cơ sở sản xuất, chế biến hay dịch vụ công nghiệp.
Khí thải công nghiệp cũng được hiểu là các chất thải công nghiệp tồn tại dưới dạng khí hay dạng bụi đi vào môi trường từ các nhà máy, nhà xưởng, các khu công nghiệp… Đây đều là tập hợp các loại chất khí độc hại như: SOx,CO2, CO, NOx…
Khí thải công nghiệp đe dọa sức khỏe con người (Nguồn sưu tầm).
Thực tế, khí thải công nghiệp phát sinh từ các nhà máy, nhà xưởng, khu công nghiệp, khu chế xuất,… thường có nồng độ và thành phần khác nhau. Điển hình trong đó phải kể đến các ngành công nghiệp hóa dầu, hóa chất, các ngành sản xuất năng lượng, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp thực phẩm khác….
Theo nghiên cứu, khí thải công nghiệp là tác nhân chính gây nên các ô nhiễm môi trường và tạo ra sự thay đổi của thiên nhiên. Cụ thể, lượng khí thải công nghiệp là nguyên nhân chính gây nên các trận mưa axit. Mưa axit xảy ra do khí thải gặp độ ẩm trong không khí, chúng tạo thành các kết tủa axit. Các cơn mưa axit gây nên các tác động khôn lường tới ao hồ, sông suối, động thực vật và hệ sinh thái nói chung. Lượng mưa axit có thể làm thay đổi nồng độ pH của ao hồ, thực vật chết cháy dưới cơn mưa axit…, gây ra những tác động tiêu cực tới mùa màng của những người nông dân…
Ngoài ra, khí thải công nghiệp góp phần vào việc gây ra hiệu ứng nhà kính, gây thủng tầng ozon, Trái Đất ngày càng nóng lên… Từ đó gây ra các biến đổi khí hậu thất thường như bão, lũ, mưa dài ngày… ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Thêm nữa, hiện tượng Trái đất nóng lên còn gây ra băng tan ở hai cực, gây nên những ảnh hưởng nặng nề tới khí hậu và các loại sinh vật biển. Băng tan khiến các vùng đất thấp có thể bị nhấn chìm bởi nước biển…
Có thể thấy, khí thải công nghiệp không được xử lý gây nên những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới môi trường.
Khí thải công nghiệp không chỉ tác động trực tiếp tới môi trường sống của con người mà chúng còn trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nếu như con người hít phải lượng khí thải độc hại lớn hoặc phải hít khí thải độc hại trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, gia tăng nguy cơ ung thư phổi. Khí thải đi vào trong cơ thể con người có thể vận chuyển trong cơ thể và tới các bộ phận khác gây nên sự nhiễm độc, rối loạn thần kinh, suy nhược cơ thể…
Đáng báo động là, nếu chúng ta thường xuyên hít phải bụi bẩn thì khả năng cao mắc các bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản hay bụi bay vào mắt cũng làm cho con người bị đau nhức mắt, giảm thị lực…
Đặc biệt, nếu như con người sinh sống lâu ngày trong môi trường bị ô nhiễm nặng nề có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, sức đề kháng và cả tuổi thọ.
Do đó, bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp chính là giúp mỗi con người khoẻ mạnh hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Phải chú trọng xử lý khí thải
Đảng và Nhà nước ta có chủ trương “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”.
Chỉ thị số 13/CT-TTg cũng khẳng định: Phát triển bền vững là chủ trương nhất quán, trong đó, bảo vệ môi trường là một trong bốn yếu tố để phát triển bền vững.Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam đã đưa ra các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có mục tiêu “Phát thải ròng bằng 0 - Net Zero vào năm 2050”.
Thiết nghĩ, các doanh nghiệp cần thiết phải chú trọng tới khâu xử lý khí thải công nghiệp. Trong đó, chú trọng tới bộ xử lý khí thải - hệ thống giúp làm sạch lượng khí thải phát sinh và thoát ra từ quá trình hoạt động của nhà máy, xí nghiệp. Việc làm này sẽ giúp giải quyết triệt để lượng khí độc hại và trả lại cho môi trường sự an toàn, trong lành.
Nông dân có thể áp dụng các chiến lược nông nghiệp như không làm đất hoặc trồng cây che phủ, cả hai cách đều đã được chứng minh là giúp đất khỏe hơn, ít xói mòn.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đầu tư 300 triệu USD giám sát khí thải nông nghiệp
Khoản đầu tư đến từ Đạo luật Giảm lạm phát của Hoa Kỳ sẽ tạo ra một mạng lưới nghiên cứu để theo dõi mức độ các bon trong đất.
Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack cho biết, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ đầu tư 300 triệu USD để cải thiện việc đo lường lượng khí thải của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp - nguyên nhân chủ đạo dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Khoản đầu tư đến từ Đạo luật Giảm lạm phát trong bộ luật khí hậu của Hoa Kỳ sẽ tạo ra một mạng lưới nghiên cứu để theo dõi mức độ các bon trong đất. Điều này rất quan trọng để các nhà chức trách có thể nắm bắt lượng khí nhà kính tích tụ trong đất. Mạng lưới nghiên cứu cũng sẽ mở rộng năng lực quản lý dữ liệu của cơ quan chuyên môn và cải thiện các phương pháp nghiên cứu hiện có được sử dụng để định lượng và phân tích khí nhà kính.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, ngành nông nghiệp đóng góp khoảng 10% lượng khí nhà kính của Hoa Kỳ vào năm 2021, vì vậy nghiên cứu trên hướng tới mục tiêu cải thiện hệ thống giám sát khí thải nhà kính, theo đó nông dân có thể được thưởng khi sử dụng các biện pháp thân thiện với khí hậu.
Trước đó một ngày, trong một buổi họp báo, Bộ trưởng Vilsack cho biết: “Điều quan trọng và cần thiết là chúng ta đưa ra nhiều phương pháp để nông dân tạo ra doanh thu, cải thiện thu nhập”. Để giảm lượng khí thải, nông dân có thể áp dụng các chiến lược nông nghiệp như không làm đất hoặc trồng cây che phủ, cả hai cách đều đã được chứng minh là giúp đất khỏe hơn, ít xói mòn.
Các vùng trồng áp dụng biện pháp thân thiện với khí hậu có thêm lợi ích là lưu trữ nhiều các bon hơn thay vì thải các bon vào khí quyển và thúc đẩy biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, một báo cáo năm 2019 trên tạp chí khoa học Nature đã nêu bật một số điểm không chắc chắn khi tính toán về việc phải lưu trữ chính xác bao nhiêu lượng khí các bon để giảm phát thải. Để có được bức tranh rõ ràng hơn về các tác động lên khí hậu, các chuyên gia cho biết họ cần thêm dữ liệu.
Nhưng đo lường chính xác lượng carbon dioxide đang được lưu trữ trong một lĩnh vực nhất định có thể là một quá trình tốn nhiều thời gian và đòi hỏi kỹ thuật cao. Và việc chuyển sang các phương thức canh tác mới có thể không hấp dẫn đối với một số nông dân, những người thường phải chịu gánh nặng chi phí nếu họ bị thâm hụt sản lượng hoặc phải mua hạt giống mới.
Những người ủng hộ lập luận trên cho rằng việc hiểu rõ hơn về dữ liệu đó có thể mở ra cơ hội cho một thị trường các bon mạnh mẽ hơn, nơi nông dân có thể được đền bù cho những nỗ lực bảo tồn của họ và được bảo vệ khỏi những rủi ro tài chính khi thay đổi hoạt động canh tác.
Shalamar Armstrong, Phó Giáo sư nông học tại Đại học Purdue, chuyên gia nghiên cứu khoa học đất, cho biết: “Khi chính sách giúp nông dân nhận được tiền bồi thường cho các biện pháp bảo vệ sức khỏe đất được cải thiện và là trung tâm của cuộc bàn luận quy mô quốc gia bao gồm chính phủ, học viện và ngành công nghiệp, đó sẽ là một chuyện tốt”.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…