Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 3 tháng 10 năm 2023  
Thứ hai, ngày 29 tháng 5 năm 2023 | 16:45

Hà Nam cần nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp

Sáng 29/5, tại Trường THCS Bắc Lý (Lý Nhân), Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành giáo dục tỉnh Hà Nam về khảo sát việc thực hiện giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Báo cáo với Đoàn công tác về việc thực hiện giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn của Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam cho thấy, hằng năm, các nhà trường đã tăng cường đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy; phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề tổ chức tư vấn tuyển sinh cho học sinh, đặc biệt học sinh cuối cấp để phân luồng học sinh; bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Ngành giáo dục Hà Nam chủ động phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp  và định hướng phân luồng học sinh phổ thông, tạo sự đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện; tăng cường rà soát triển khai việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp  và định hướng phân luồng học sinh phổ thông trong chủ trương, kế hoạch phát triển KT-XH từ tỉnh đến huyện, xã. Đặc biệt quan tâm định hướng nghề nghiệp theo chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam.

Đến nay, 100% các nhà trường xây dựng được nội dung giáo dục hướng nghiệp  gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; thường xuyên tổ chức cho học sinh đi học tập, tham quan thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; phối hợp tổ chức tốt các chương trình tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp, giúp học sinh có kiến thức bổ ích về hướng nghiệp, khởi nghiệp, về các ngành nghề để tìm hiểu, lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu của thị trường lao động.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

100%  giáo viên các trường phổ thông làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp  tiếp tục được hoàn thiện, tăng cường; có sự quan tâm  bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục hướng nghiệp  và định hướng phân luồng học sinh phổ thông đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu mới về lao động qua đào tạo, phù hợp với thực tiễn; tăng cường huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông tại địa phương… góp phần không nhỏ thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Theo đó, đã từng bước điều chỉnh tỉ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học THPT và học nghề; nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào các trường THPT công lập và trường THPT chuyên Biên Hòa, đảm bảo nguồn tuyển cho các cơ sở tổ chức đào tạo nghề. Từ năm học 2018 - 2019 đến năm học 2022 - 2023, tỉ lệ học sinh được tuyển vào lớp 10 các trường THPT giảm từ 75,2% xuống 64,46%; tỉ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng từ 19,5% lên 30,46%. Đối với học sinh sau tốt nghiệp THPT, có từ 56,3% (năm học 2018 - 2019) lên 71,5% (năm học 2021 - 2022) học sinh vào học tại các trường đại học, cao đẳng và số học sinh vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giảm từ 29,1% xuống còn 19,4%...

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã phát biểu nhiều ý kiến nêu rõ những khó khăn cũng như các đề xuất, kiến nghị, các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp  và định hướng phân luồng học sinh trong cơ sở giáo dục.

Lãnh đạo Trường THCS Liêm Tuyền (TP. Phủ Lý) nêu những khó khăn trong công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng giáo dục.

Đánh giá cao những kết quả mà ngành GD&ĐT tỉnh Hà Nam đạt được trong thực hiện giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam thời gian qua, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cũng chia sẻ những khó khăn mà đại diện các cơ sở giáo dục trình bày tại buổi làm việc như: thiếu giáo viên, cơ cấu giáo viên không đồng bộ; cơ sở vật chất còn hạn chế làm ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung, công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh nói riêng. Đồng thời, khẳng định Bộ GD&ĐT sẽ sớm có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể các nội dung có liên quan tới công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh.

Các đại biểu đã phát biểu nhiều ý kiến nêu rõ những khó khăn cũng như các đề xuất, kiến nghị…

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị: ngành giáo dục Hà Nam và các nhà trường cần nhận thức đầy đủ của sự cần thiết của việc thực hiện nhiệm vụ định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh gắn với đổi mới giáo dục; tích cực triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo hình thức phân cấp, tạo sự liên thông trong hoạt động kiểm tra, giúp đỡ, định hướng các nhà trường thực hiện các nhiệm vụ; chủ động xây dựng kế hoạch và tư vấn học sinh trong việc lựa chọn tổ hợp vừa phù hợp với nhu cầu của học sinh, vừa phù hợp với năng lực cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng đề nghị Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp và các môn tích hợp; quan tâm công tác quản lý, quản trị trường học, sẵn sàng thay đổi để đáp ứng tốt các yêu cầu thực tế về đổi mới giáo dục và làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh…

 

Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

    Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

    Ngày 29/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2023/NĐ-CP quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

  • Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chịu bất cứ sức ép nào

    Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chịu bất cứ sức ép nào

    Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

  • Ra mắt cuốn sách báo chí với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

    Ra mắt cuốn sách báo chí với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

    TS Vũ Văn Tiến vừa ra mắt sách cuốn sách “Nâng cao tinh thần “bút sắc, lòng trong” của báo chí trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố lòng tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng”, tập hợp các bài viết trong quá trình làm báo, công tác tuyên giáo, quản lý báo chí của tác giả.

  • Đường đến thịnh vượng: Chuyển đổi số và Liên kết

    Đường đến thịnh vượng: Chuyển đổi số và Liên kết

    Trong hơn 10 năm trở lại đây, thế giới bắt đầu bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cuộc cách mạng 4.0 – cuộc cách mạng chuyển đổi số).

  • Nâng cao chất lượng và khai thác sự khác biệt

    Nâng cao chất lượng và khai thác sự khác biệt

    Từ đầu năm 2023 đến nay, cả 3 trụ cột tăng trưởng (giải ngân vốn đầu tư công, kích thích tiêu dùng và thúc đẩy xuất khẩu) đều đạt kết quả tốt hơn năm trước dù tình hình kinh tế thế giới vẫn còn khó khăn và rất khó đoán định.

  • Nhiệm vụ xuyên suốt

    Nhiệm vụ xuyên suốt

    Hiểu rõ vai trò đặc biệt của giáo dục và đào tạo trong xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, 78 năm trước, ngay sau khi Tuyên ngôn độc lập – tuyên bố khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 2/9/1945), dù bận rộn với bao công việc của một Nhà nước công nông non trẻ nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu vẫn dành thời gian viết thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tháng 9 năm 1945.

Top