Người đứng đầu Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia cho biết quý 1/2023, nước này dự kiến sẽ xuất khẩu tới 200.000 tấn ngô đến một số các thị trường khu vực Đông Nam Á.
Người đứng đầu Cơ quan Lương thực Quốc gia (Bapanas) Arief Prasetyo Adi ngày 10/1 cho biết nước này đang có kế hoạch xuất khẩu ngô sang Việt Nam, Philippines và Malaysia vào năm 2023.
Ảnh minh họa
Theo ông Arief, trong quý 1/2023, Indonesia dự kiến sẽ xuất khẩu tới 200.000 tấn ngô đến một số các thị trường khu vực Đông Nam Á.
Bapanas đã gặp những người đại diện của các nước mục tiêu xuất khẩu để thảo luận chi tiết về kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế để triển khai kế hoạch, trong đó là quá trình vận hành cộng nghệ chuyển ngô từ tàu này sang tàu khác.
Chính phủ Indonesia đã phân bổ 2.000 tỷ Rp (khoảng 130 triệu USD) để cải tiến hệ thống bốc dỡ, vận chuyển ngô, song dây chuyền vẫn chưa hoàn thiện.
Trước đó, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Airlangga Hartarto cho biết Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo đã chỉ đạo tăng năng suất ngô bằng cách mở các trang trại mới và trồng hạt giống chất lượng.
Theo Airlangga, chỉ thị của tổng thống được đưa ra dựa trên việc xem xét tiềm năng của cây ngô. Dựa trên dữ liệu năm 2022, sản lượng ngô của Indonesia đạt tới 34,4 triệu tấn.
Chính phủ cũng đã lên kế hoạch thực hiện các biện pháp hiệu quả trong tất cả các hoạt động của dây chuyền cung ứng ngô, bắt đầu từ khâu thu hoạch, quy trình sau thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và phân phối. Nâng cao hiệu quả được thực hiện bằng cách thực hiện đổi mới công nghệ và đổi mới nông nghiệp, chẳng hạn như sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong nông nghiệp chính xác.
Theo Airlangga, Indonesia có tiềm năng cao cho ngành công nghiệp ngô thượng nguồn để sản xuất thực phẩm chế biến như tinh bột ngô, bún ngô, bột ngô, chất làm ngọt ngô và đồ ăn nhẹ.
Trong tương lai, Indonesia sẽ tiến hành mở rộng ngành chế biến ngô ở một số vùng và điều chỉnh quy cách ngô nguyên liệu giữa sản xuất trong nước và nhu cầu công nghiệp./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…