Hiện tại, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang châu Phi là gạo, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi.
Kho gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực Hồ Chí Minh (Tổng công ty Lương thực miền Nam). (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng thực phẩm của Việt Nam tìm kiếm đối tác, kết nối các cơ hội kinh doanh và xuất khẩu thực phẩm sang thị trường các nước châu Phi, chiều 14/6, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại châu Phi tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến thực phẩm Việt Nam-châu Phi 2022.
Nhu cầu tiêu dùng lớn
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại) cho biết thông qua hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại với khu vực thị trường châu Phi cho thấy nhu cầu của thị trường này với đa dạng các mặt hàng Việt Nam khá lớn.
Đáng lưu ý, mặt hàng gạo đang ngày một tăng, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng đến sản xuất nên an ninh lương thực được các nước châu Phi đặt lên hàng đầu.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine cũng khiến các nước châu Phi tìm kiếm thêm nguồn cung mới.
Đa phần các nước châu Phi đánh giá cao và tin tưởng vào chất lượng nhiều mặt hàng thực phẩm của Việt Nam.
Thị trường châu Phi cũng có nhu cầu nhập khẩu đa dạng các loại thực phẩm phục vụ số dân đang tăng nhanh và có thu nhập ngày càng cải thiện, đồng thời bù đắp những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất do dịch COVID-19.
Đặc biệt, những quốc gia nằm sâu trong lục địa châu Phi chịu ảnh hưởng của khí hậu sa mạc ở Tây và Trung Phi rất khó khăn về trồng trọt, sản xuất lương thực, thực phẩm nên nhu cầu nhập khẩu rất lớn.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Việt Nam có khả năng cung cấp cho thị trường châu Phi nhiều mặt hàng thực phẩm.
Đặc biệt, tại hội nghị giao thương lần này, 20 doanh nghiệp Việt Nam sẽ giới thiệu tới các đối tác tiềm năng tại châu Phi đa dạng mặt hàng thực phẩm chế biến và các loại nguyên liệu thực phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường gần 1,4 tỷ dân này.
Thống kê cho thấy 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 2,38 triệu USD giá trị mặt hàng này sang Algeria.
Đáng lưu ý, trong số các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang châu Phi, gạo có kim ngạch lớn nhất, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
Chính vì vậy, Việt Nam còn nhiều dư địa đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng thực phẩm sang thị trường châu Phi, nhất là những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng lớn, sản xuất nội khối của châu Phi chưa đủ đáp ứng như sản phẩm chế biến từ càphê, hạt tiêu, gạo.
Hiện tại, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang châu Phi là gạo, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi.
Trong khi đó, sản xuất gạo của các nước châu Phi chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của khu vực này.
Gạo Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước châu Phi, đặc biệt là Bờ Biển Ngà, Ghana, Mozambique.
Bên cạnh mặt hàng gạo, châu Phi cũng có nhu cầu lớn về mặt hàng càphê và hạt tiêu. Hàng năm, châu Phi dành khoảng 750 triệu USD để nhập khẩu càphê. Trong đó, Việt Nam là 1 trong 5 thị trường cung ứng chính.
Đáng chú ý, ngoài xuất khẩu thô, một số thương hiệu càphê chế biến của Việt Nam như Trung Nguyên, King Coffee cũng được quan tâm tại khu vực này.
Ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán thương mại tại thị trường Algeria cho hay với thị trường Algeria, nông sản của Việt Nam được đánh giá có lợi thế và Việt Nam là một trong số các quốc gia xuất khẩu chính càphê vào Algeria.
Riêng với càphê thô Việt Nam đang chiếm 50% thị phần. Tiếp đến là mặt hàng gia vị, nhu cầu tiêu dùng khá cao, nhất là hạt tiêu do Algeria không sản xuất được.
Trên thị trường Algeria, ông Hoàng Đức Nhuận thông tin: Hàng Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là với hàng hóa đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và hàng hóa cùng loại của các nước có hiệp định thương mại tự do với Algeria.
Không chỉ với Algeria, tình trạng này phổ biến với các thị trường khác trong khu vực châu Phi. Bên cạnh đó, nỗ lực tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khác.
Chi phí vận chuyển cao là vấn đề lớn, hiện chi phí cho một container 20 feet từ Việt Nam sang Algeria mất khoảng 6.000 USD, từ 13.000- 14.000 USD cho một container 40 feet.
Bên cạnh đó là ngôn ngữ và thói quen tiêu dùng khác biệt, tiếp cận hệ thống phân phối, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn Halal…cũng đang làm khó doanh nghiệp Việt Nam.
Theo ông Trần Hùng Cường- đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nigeria chia sẻ: "Ngành sản xuất thực phẩm của Nigeria chưa phát triển, hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước".
Số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Nigeria 62,94 triệu USD giá trị hàng hóa, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó với hàng thực phẩm, Việt Nam xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, chè, gạo, hàng hải sản, hàng rau quả, hạt tiêu, sữa và các sản phẩm sữa… dù vậy giá trị vẫn ở mức khiếm tốn.
Cẩn trọng khi giao dịch
Đánh giá từ các chuyên gia cho thấy, mặc dù còn nhiều dư địa phát triển xuất khẩu cho nhóm hàng thực phẩm của Việt Nam sang thị trường châu Phi, nhất là những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng lớn, sản xuất nội khối của châu Phi chưa đủ đáp ứng như sản phẩm chế biến từ càphê, hạt tiêu, gạo…
Tuy nhiên, để xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm, sang châu Phi, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn như vấn đề vận chuyển và bảo quản hàng phù hợp để di chuyển qua chặng đường xa, nhiều thủ tục, luật lệ trong thương mại của hầu hết các quốc gia châu Phi.
Theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại nhiều quốc gia ở khu vực châu Phi, thuế nhập khẩu cũng là vấn đề lớn. Các quốc gia châu Phi định hướng phát triển thị trường trong nước.
Vì thế, các chuyên gia khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thô về chế biến, đóng gói do thuế suất các mặt hàng chế biến và mặt hàng sản xuất được trong nước rất cao nên doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng khi làm ăn tại thị trường châu Phi, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ tập quán kinh doanh của thị trường cũng như các quy định pháp lý để tránh rủi ro. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng xác định hàng Việt Nam còn phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nhiều nước châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…
Để đảm bảo an toàn trong giao dịch, doanh nghiệp cũng được khuyến cáo cần thẩm tra, xác minh đối tác kỹ trước khi ký kết hợp đồng, nhất là các điều khoản về thanh toán và giải quyết tranh chấp.
Hơn nữa, khi ký hợp đồng xuất khẩu - nhập khẩu, doanh nghiệp nên áp dụng hình thức thanh toán thư tín dụng không hủy ngang, thanh toán ngay. Nếu thanh toán theo hình thức cọc thì nên yêu cầu đối tác đặt cọc trên 30% giá trị đơn hàng, nhất là đối với các đơn hàng mới và lần đầu.
Ngoài ra, với mỗi thị trường, doanh nghiệp cũng cần chú ý đáp ứng các tiêu chuẩn riêng. Chẳng hạn với thị trường Nam Phi yêu cầu doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại đóng thuế môn bài trong 4 năm; giảm 20% hàm lượng protein vốn có đối với sản phẩm thịt chế biến, động vật giáp xác, sữa đậu nành…
Đặc biệt, doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, tìm ra những mặt hàng không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu thị trường mà còn giải quyết được các bài toán liên quan đến các khâu logistics cho hàng thực phẩm.
Tại hội nghị, một số ý kiến tại hội nghị cho rằng, để xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm sang châu Phi, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, tìm ra những mặt hàng không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu thị trường mà còn giải quyết được các bài toán liên quan đến các khâu logistics cho hàng thực phẩm.
Không chỉ vậy, khi làm ăn tại thị trường châu Phi, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp lý để tránh rủi ro bởi tình trạng lừa đảo ở các nước châu Phi khá phổ biến.
Đơn cử như thông qua hình thức đấu thầu, đối tượng dễ đồng ý mua hàng Việt Nam với giá cao, đề nghị Việt Nam gửi tiền để lo thủ tục; hoặc đối tượng chào bán hàng cho doanh nghiệp Việt Nam với giá thấp, yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam đặt cọc… Sau khi nhận được tiền từ doanh nghiệp Việt Nam, đối tượng sẽ đóng website và bỏ trốn.
Vì thế, trước khi giao dịch, doanh nghiệp nên đề nghị đối tác cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, mã số thuế, bản sao hộ chiếu, thẻ căn cước của người đại diện để khi cần, các cơ quan chức năng như Thương vụ có thể hỗ trợ tư vấn, xác minh.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…