Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 9 năm 2023 | 10:50

Philippines ấn định trần giá gạo nhằm kiềm chế tăng giá

Ngày 1/9, Văn phòng Tổng thống Philippines thông báo, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đã ấn định mức trần giá gạo trong nỗ lực nhằm kiểm soát giá cả của mặt hàng chủ lực quốc gia, đồng thời để ứng phó với “sự gia tăng đáng báo động” của giá bán lẻ gạo tại nước này.

Gạo xay kỹ trong nước và nhập khẩu hiện được bán với giá từ 47 đến 56 peso ở khu vực vùng thủ đô của Philippines. (Ảnh: Reuters)

Theo đó, giá trần đối với gạo xay thông thường được ấn định ở mức 41 peso Philippines (khoảng 0,72 USD)/kg, trong khi giá gạo xay kỹ có mức trần 45 peso (0,79 USD)/kg. Các mức trần bắt buộc này sẽ có hiệu lực cho đến khi được dỡ bỏ bởi Chính phủ Philippines.

Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết, gạo xay xát kỹ trong nước và nhập khẩu hiện được bán ở mức từ 47 đến 56 peso ở khu vực Vùng thủ đô Manila, trong khi gạo xay thường trong nước và nhập khẩu có giá 42 đến 55 peso tính đến ngày 30/8.

Theo Văn phòng Tổng thống Philippines, mặc dù nguồn cung gạo ổn định, nhà chức trách nước này vẫn ghi nhận các “hành vi thao túng giá gạo bất hợp pháp đang lan rộng, chẳng hạn như tích trữ và câu kết làm giá trong thời kỳ khó khăn”.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và giá dầu khó dự đoán đang gây áp lực lên giá cả của các mặt hàng lương thực, trong đó giá gạo đang tăng cao.

Hồi đầu tuần này, Tổng thống Marcos đã chỉ thị gia tăng các nỗ lực để dẹp nạn tích trữ gạo và thực hiện các bước nhằm kiềm chế lạm phát gạo, vốn đã tăng lên mức 4,2% trong tháng 7 vừa qua, là mức cao nhất kể từ năm 2019.

Philippines là một trong những nước nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới và giá gạo bán lẻ của nước này đã đạt đỉnh vào tháng trước, với một số loại gạo tăng giá tới 25% tại một số thị trường trong và chung quanh thủ đô.

Nguồn cung gạo của Philippines trong nửa cuối năm nay ước tính sẽ đạt 10,15 triệu tấn, trong đó khoảng 7,2 triệu tấn là sản lượng dự kiến ​​từ sản xuất nội địa.

Cùng với lượng gạo nhập khẩu và tồn kho hiện có sẽ giúp nước này kết thúc năm 2023 với lượng gạo đủ đáp ứng nhu cầu trong nước trong 64 ngày.

Theo nhandan.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Xuyên suốt các hoạt động trong thời gian qua và sắp tới, Hội Làm vườn Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm vấn đề hợp tác, phối hợp công tác của Hội với ngành Nông nghiệp và PTNT, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức hội, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan trong và ngoài nước.

  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Top