Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mong muốn các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam cho ý kiến sâu về các giải pháp để phát triển ngành Dược liệu và Mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương…
Nằm trong chuỗi các hoạt động tại chương trình “Tuần lễ Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam lần thứ Năm - TechFest Quang Nam 2024”, chủ đề: Tài sản trí tuệ và công nghệ số - Nền tảng khởi nghiệp sáng tạo, hôm nay (16/5), tại thành phố Tam Kỳ phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia “Dược liệu và Mỹ phẩm Việt Nam lần thứ 2 - Quảng Nam 2024”.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu khai mạc Diễn đàn
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, cho biết: Quảng Nam có địa hình và khí hậu đa dạng, sở hữu một hệ sinh thái phong phú, là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật quý hiếm và có giá trị dược liệu cao. Đặc biệt, Quảng Nam có núi rừng Trường Sơn hùng vĩ, có quốc bảo của Việt Nam - Sâm Ngọc Linh, là nơi cung cấp nguồn dược liệu phong phú với hàng trăm loài thảo mộc và cây cỏ dùng trong y học cổ truyền. Đây là nguồn nguyên liệu quý giá cho việc sản xuất các sản phẩm dược liệu và mỹ phẩm tự nhiên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn cho sức khỏe.
Quảng Nam có quốc bảo của Việt Nam - Sâm Ngọc Linh.
Không chỉ vậy, sự đa dạng văn hóa của các dân tộc sinh sống tại Quảng Nam cũng góp phần làm phong phú thêm nguồn kiến thức về việc chế biến và sử dụng dược liệu. Những bí quyết làm đẹp và bài thuốc quý từ thảo dược được lưu truyền từ đời này qua đời khác, là nguồn cảm hứng vô tận cho việc sáng tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm độc đáo và mang đậm bản sắc Việt Nam.
Hiện nay, Quảng Nam có hơn 40 tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến dược liệu và sản phẩm từ dược liệu. Trong đó, có 4 sản phẩm được chứng nhận OCOP 4 sao, hơn 40 sản phẩm đạt 3 sao (các sản phẩm trà chiếm 40%; thực phẩm chiếm 29%; rượu chiếm 9% và các sản phẩm khác chiếm 22%).
Để ngành công nghiệp Dược liệu và Mỹ phẩm tại Quảng Nam nói riêng và quốc gia nói chung ngày càng đi vào chiều sâu và đạt nhiều kết quả không chỉ cần có nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao, mà còn cần có sự đổi mới trong công nghệ sản xuất và quản lý thị trường. Do đó, tỉnh Quảng Nam đã và đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, nhằm tạo ra những sản phẩm dược liệu và mỹ phẩm có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế.
Đồng thời, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu đề xuất cấp thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, cũng như việc tiếp cận thị trường quốc tế và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin hiện đại, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng.
Quảng Nam có nguồn nguyên liệu quý giá cho việc sản xuất các sản phẩm dược liệu và mỹ phẩm tự nhiên.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu bảy tỏ: Tại Diễn đàn này, chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam cho ý kiến sâu về các giải pháp để phát triển ngành Dược liệu và Mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương; đồng thời đây cũng là dịp để các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cộng đồng khởi nghiệp có thể gặp gỡ, trao đổi, hợp tác, nâng tầm mối quan hệ đối tác giữa các bên, mở ra những hướng đi mới, đánh dấu tiềm năng cho sự phát triển của ngành công nghiệp Dược liệu và Mỹ phẩm tại Việt Nam.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.