Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 6 tháng 10 năm 2024  
Thứ hai, ngày 8 tháng 7 năm 2024 | 11:27

Thị trường Halal: Tiềm năng và thách thức

Thị trường Halal (dành cho người Hồi giáo) có tiềm năng rất lớn về quy mô, dân số, mức chi tiêu, sự đa dạng lĩnh vực... Đây sẽ là không gian thị trường mới để doanh nghiệp Việt tận dụng đẩy mạnh xuất khẩu.

Tuy nhiên, để khai thác thị trường Halal một cách bài bản, Việt Nam còn phải làm rất nhiều việc, nhất là cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái cũng như cộng đồng doanh nghiệp làm sản phẩm Halal.

Bài 1: Cơ hội cho nông sản và doanh nghiệp Việt

Nền công nghiệp Halal rất rộng lớn, mở ra nhiều cơ hội cho  doanh nghiệp Việt Nam, như thực phẩm, đồ uống, du lịch, thủy sản...

Cơ hội lớn

Thực phẩm Halal là những sản phẩm “được cho phép”, “hợp pháp” để sử dụng theo Luật Hồi giáo, với những yêu cầu nghiêm ngặt từ các thành phần nhỏ nhất đến khâu chế biến, vận chuyển.

Hiện nay, có hơn 2 tỷ người Hồi giáo sinh sống tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 57 quốc gia là thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), chiếm 25% dân số thế giới. Đặc biệt, người dân theo đạo Hồi chiếm số đông ở khu vực châu Á (62%), nhất là trong khối ASEAN.

Việt Nam có nhiều sản phẩm nông sản phù hợp với nhu cầu của thị trường Halal nhưng chưa được khai thác tốt.

Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO), chi tiêu cho thực phẩm Halal của cộng đồng Hồi giáo toàn cầu ngày càng tăng cao, dự kiến đạt 1.900 tỷ USD vào năm 2024 và 15.000 tỷ USD vào năm 2050.

Việt Nam có nhiều tiềm năng để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Halal khi sở hữu nguồn nguyên liệu thô dồi dào, lại nằm ở châu Á - nơi có khoảng 62% dân số Hồi giáo của thế giới.

Trong khi đó, khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho sản phẩm Halal. Số dân theo đạo Hồi tại các khu vực này khoảng 860 triệu người.

Đó là còn chưa kể đến sử dụng thực phẩm Halal đang trở thành xu hướng mới, với niềm tin rằng loại thực phẩm này có chất lượng cao hơn và an toàn hơn.

Do vậy, mức chi tiêu và sử dụng các sản phẩm Halal đang tăng trưởng theo hàng ngày, hàng giờ, mở rộng sang cả thị trường phi Hồi giáo, do sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và bảo vệ môi trường. Hơn nữa, các quốc gia sản xuất Halal lớn nhất trên thế giới phần lớn không phải là các quốc gia Hồi giáo.

TS. Đỗ Đức Hiệp, Trưởng phòng Nghiên cứu Văn hóa - Giáo dục (Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông), cho biết, hiện nay, Việt Nam đã ký kết và là thành viên của nhiều hiệp định tự do thương mại với nhiều nước và khu vực. Những thỏa thuận này mở ra cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào các thị trường Halal.

Đông Nam Á có 2 thị trường tiêu thụ cũng như sản xuất sản phẩm Halal lớn nhất thế giới (Indonesia và Malaysia), đồng thời cũng là 2 quốc gia Hồi giáo đông đúc, mang lại cho Việt Nam cơ hội hợp tác và học hỏi về quy trình sản xuất, chứng nhận Halal cũng như định hướng xuất khẩu từ những thị trường này.

Tổng lãnh sự Malaysia tại TP.Hồ Chí Minh Firdauz Othman cho biết, thị trường Halal không ngừng phát triển để đáp ứng được nhu cầu ngày một lớn của dân số Hồi giáo trên thế giới. Hiện nay, tiêu chuẩn Halal đã được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là vấn đề vệ sinh và an toàn. Việc này đã mang đến những cơ hội to lớn cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam tiếp cận một cách chủ động đến thị trường Halal”.

Nhiều điểm nghẽn

Theo các doanh nghiệp, thị trường Halal đầy tiềm năng, nhưng để chinh phục, không đơn giản. Đơn cử như doanh nghiệp muốn được chứng nhận Halal, phải có đủ thông tin và kiến thức, đâu là sản phẩm được phép và không được phép theo Luật Hồi giáo. Ví dụ, gạo được phép, còn thịt heo thì không được phép. Các sản phẩm Halal và không Halal không thể được sản xuất trong cùng một dây chuyền...

Hơn nữa, không ít doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận đúng đắn các quy định thương mại của các nước Hồi giáo nói chung và còn nhầm lẫn về khái niệm Halal. Đây là một điểm trừ rất lớn, bởi đối với người Hồi giáo, họ luôn chú trọng đến tâm linh và đức tin.

Điểm nghẽn lớn nhất để xuất khẩu sản phẩm Halal Việt Nam vào thị trường toàn cầu là việc đạt chứng nhận Halal đa dạng, phù hợp với yêu cầu riêng của từng thị trường. Nhiều sản phẩm của địa phương Việt Nam đạt các tiêu chuẩn như OCOP, chứng nhận nông nghiệp hữu cơ... nhưng chưa có chứng nhận Halal. Hơn nữa, đối với tổ chức chứng nhận Halal, lãnh đạo và các chuyên gia đánh giá phải theo đạo Hồi..., trong khi nguồn nhân lực đáp ứng các tiêu chí này còn rất hạn chế.

Mặt khác, giấy chứng nhận Halal lại không có giá trị vĩnh viễn, không được công nhận như nhau ở tất cả các quốc gia, với tất cả mặt hàng. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp phải tái chứng nhận nhiều lần và phải căn cứ vào từng thị trường xuất khẩu để đăng ký chứng nhận phù hợp. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm Halal gặp khó khăn trong đầu tư nhân sự, dây chuyền sản xuất, trang thiết bị riêng biệt, nguồn nguyên liệu an toàn cho đến các khâu đóng gói, vận chuyển, bảo quản… theo tiêu chuẩn Halal.

Đáng chú ý, thực phẩm Halal không chỉ không có thịt lợn hoặc không có cồn, mà nguồn thịt hoặc gia cầm cũng phải từ động vật được cho phép tiêu thụ (gà, gia súc, cừu) và phải được giết mổ theo quy tắc Hồi giáo để biến chúng thành Halal.

Vì vậy, cần tiêu chuẩn hóa trong khâu vệ sinh và đảm bảo sạch sẽ. Trong khi đó, động vật ăn thịt, động vật lưỡng cư (như ếch), côn trùng không phải là Halal. Ngoài ra, bất kỳ sự nhiễm bẩn nào từ các nguyên tố bị cấm hoặc chất bẩn cũng khiến thực phẩm không phải là Halal.

Về mặt đóng gói, bảo quản, thực phẩm không phải Halal và thực phẩm Halal phải được bảo quản riêng biệt để tránh bị “nhiễm bẩn”. Toàn bộ dây chuyền sản xuất phải hợp vệ sinh và không gây hại cho sức khỏe.

Ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.Hồ Chí Minh, cho rằng: “Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông, thủy sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn. Tuy nhiên, thực tế xuất - nhập khẩu thực phẩm của doanh nghiệp Việt vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá.

Mỗi năm, nước ta có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm”.

Bên cạnh đó, theo bà Lý Kim Chi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm (FFA), các tiêu chuẩn và quy định Halal ngày càng nghiêm ngặt, chứng nhận Halal lại không có giá trị vĩnh viễn, không được công nhận như nhau ở tất cả các quốc gia, với tất cả mặt hàng. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp vì phải tái chứng nhận nhiều lần và phải căn cứ vào từng thị trường xuất khẩu để đăng ký chứng nhận cho phù hợp.

Bài 2: Đâu là chiến lược bài bản?

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp với sữa đậu nành tiện lợi

    Đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp với sữa đậu nành tiện lợi

    Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.

  • Bí quyết dưỡng nhan từ sâu bên trong của phụ nữ hiện đại

    Bí quyết dưỡng nhan từ sâu bên trong của phụ nữ hiện đại

    Sức khỏe và sắc đẹp là điều bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong muốn sở hữu. Giữa nhịp sống hiện đại với bộn bề trách nhiệm trong gia đình, ngoài xã hội, nếu không có những bí quyết riêng thì người phụ nữ thật khó để có được cùng lúc hai điều này.

  • “Sống sành” cùng thẻ tín dụng PVcomBank Lifestyle Mastercard

    “Sống sành” cùng thẻ tín dụng PVcomBank Lifestyle Mastercard

    Nhằm tri ân các chủ thẻ tín dụng Lifestyle Mastercard, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) mới đây vừa triển khai chương trình “Sống sành” với thông điệp “Cùng thẻ bạn yêu, làm điều bạn thích”, mang đến gần 20.000 mã ưu đãi hấp dẫn dành cho các khách hàng trên Shopee và Xanh SM.

  • THILOGI vận chuyển hơn 2.800 con bò sang Campuchia trong tháng 9

    THILOGI vận chuyển hơn 2.800 con bò sang Campuchia trong tháng 9

    Công ty TNHH Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI, thuộc THACO) vừa tiếp nhận và vận chuyển gần 2.100 con bò sinh sản từ trang trại Ia Puch (Việt Nam) sang các Khu liên hợp (KLH) Koun Mom, Snuol (Campuchia) cho Tập đoàn THACO AGRI.

  • VinUni nhận chứng chỉ QS 5 sao trong Lễ Khai giảng khóa thứ 5

    VinUni nhận chứng chỉ QS 5 sao trong Lễ Khai giảng khóa thứ 5

    Ngày 5/10/2024, Trường Đại học VinUni được Tổ chức xếp hạng giáo dục uy tín QS - Quacqurelli Symonds (Anh Quốc) trao chứng nhận QS 5 sao toàn diện trong Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Sự kiện đánh dấu năm thứ 5 VinUni chính thức đi vào hoạt động và trở thành trường đại học trẻ tuổi nhất với tốc độ nhanh nhất thế giới đạt được danh hiệu danh giá trong lịch sử của QS.

  • Xanh SM - quán quân giải thưởng “Thương hiệu tiêu biểu trong lĩnh vực Dịch vụ vận chuyển”

    Xanh SM - quán quân giải thưởng “Thương hiệu tiêu biểu trong lĩnh vực Dịch vụ vận chuyển”

    Việc Xanh SM được vinh danh lần thứ hai liên tiếp tại Better Choice Awards với giải thưởng “Thương hiệu tiêu biểu trong lĩnh vực Dịch vụ vận chuyển” không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia, bởi những thế mạnh mà các doanh nghiệp trong ngành chưa thể theo kịp.

Top