Chiều 28/6, Bộ Ngoại giao và Bộ NN-PTNT phối hợp tổ chức Hội nghị "Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển ngành Halal Việt Nam" với sự tham gia của nhiều địa phương, doanh nghiệp và một số đại diện các quốc gia sử dụng các thực phẩm Halal tại Việt Nam.
“Thực phẩm Halal” là thức ăn và đồ uống “được phép” theo Luật hồi giáo. Các sản phẩm được dán tem Halal là lựa chọn bắt buộc đối với người Hồi giáo, vì thế, các sản phẩm nhập khẩu vào các quốc gia hồi giáo chỉ được lựa chọn khi sản phẩm đó có dấu Halal trên bao bì sản phẩm. Chứng nhận Halal là một loại chứng chỉ xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của Kinh Qua'ran, luật Shariah và tiêu chuẩn Halal.
Theo Bộ NN-PTNT, Việt Nam nằm trong top 15 quốc gia dẫn đầu xuất khẩu nông sản trên thế giới. Sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam có mặt tại 196 quốc gia và vùng lãnh thổ với chất lượng, giá trị và vị thế không ngừng được nâng cao.
Đặc biệt, các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam được đánh giá là phù hợp với thị trường Halal. Theo báo cáo kinh tế Hồi giáo toàn cầu, chi tiêu cho thực phẩm Halal sẽ tăng nhanh, từ 1.400 tỷ USD năm 2020 lên mức 1.900 tỷ USD vào năm 2024 và 15.000 tỷ USD vào năm 2050.
“Do vậy, thị trường sản phẩm Halal toàn cầu có tiềm năng to lớn, đầy triển vọng, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản, lương thực, thực phẩm”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định.
Tính đến năm 2021, có trên 50% các tỉnh, thành phố đã bước đầu xuất khẩu thực phẩm sang thị trường Halal toàn cầu; một số Tập đoàn lớn và khoảng 750 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có chứng nhận Halal.
Tuy nhiên, hiện nay, thực phẩm Halal xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là nông, thủy sản thô và sơ chế với 8 mặt hàng xuất khẩu chính là bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, gạo, thủy sản, hạt điều, cà phê, hàng rau quả, hạt tiêu và chè.
Từ năm 2020 đến nay, Bộ Ngoại giao cùng với Bộ NN-PTNT và các cơ quan liên quan đã đánh giá tiềm năng, triển vọng thị trường Halal toàn cầu, định vị Việt Nam trên bản đồ Halal thế giới nhằm khai mở thị trường Halal toàn cầu.
“Thị trường này rất giàu tiềm năng và phát triển nhanh, với nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược-mỹ phẩm, du lịch, dệt may, dịch vụ… Nhiều nước đã có chiến lược, chương trình phát triển ngành Halal, nền kinh tế và hệ sinh thái Halal một cách chiến lược và toàn diện. Tuy nhiên, vị trí của Việt Nam còn khá khiêm tốn trên bản đồ Halal toàn cầu”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết.
Theo bà Trần Thị Minh Thu, vụ trưởng Vụ tín ngưỡng và các tôn giáo khác thuộc Ban Tôn giáo chính phủ, cùng bà Phạm Hoài Linh, phó trưởng phòng Vụ thị trường châu Á - châu Phi của Bộ Công thương.
Về khách quan, việc không có bộ tiêu chuẩn Halal thống nhất trên toàn thế giới tạo ra sự phân mảnh về việc cấp giấy chứng nhận Halal và yêu cầu khác nhau giữa các nước.
"Ở Việt Nam hiện nay chỉ có một số doanh nghiệp của người Hồi giáo và một số tổ chức Hồi giáo cấp giấy chứng nhận Halal mang tính nhỏ lẻ. Việc thiếu cơ quan của nhà nước hay một hiệp hội làm đầu mối để điều tiết sẽ gây khó khăn không ít cho hợp tác giữa Việt Nam với các nước khác". bà Thu Minh nhấn mạnh.
Để khắc phục vấn đề này, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới việc khai mở và giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu.
“Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh đã chỉ đạo, giao Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ, ban, ngành và tỉnh thành liên quan xây dựng định hướng tổng thể thúc đẩy sự phát triển ngành Halal Việt Nam về dài hạn, nhất là đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ Halal toàn cầu”, lãnh đạo Bộ Ngoại giao nói.
Theo ông Phạm Quang Hiệu, để có thể tiếp cận và khai thác thị trường Halal, bên cạnh tập trung vào đối thoại chính sách, hướng dẫn quá trình sản xuất, chế biến, thị trường và chứng nhận Halal cho hàng nông lâm thủy sản, cần đưa ra được những ý kiến đóng góp về cơ chế, chính sách, thực tiễn triển khai.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.