Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 14 tháng 9 năm 2023 | 20:37

Việt Nam muốn tìm hiểu, khai thác thị trường thực phẩm Halal

Thứ trưởng NN-PTNT Trần Thanh Nam vừa tiếp Đại sứ Saudi Arabia Abdullah I Alkhorayef và Đoàn công tác của Tổng cục Ngoại thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Saudi Arabia. Qua đó, Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp Saudi Arabia đầu tư vào phát triển chế chiến sâu nông sản tại Việt Nam nhằm hướng tới lĩnh vực thực phẩm Halal.

Đại diện Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Trần Thanh Nam thông tin, thông qua Quỹ Phát triển  Saudi Arabia  (SFD), hạ tầng nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã được nâng cấp đáng kể, đặc biệt tại một số tỉnh miền Trung. Đây là sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Ảrập Xêút giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực. Lãnh đạo Bộ NN-PTNT đề nghị trong thời gian tới, Saudi Arabia  tiếp tục quan tâm tới lĩnh vực này. 

Trong kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước, chủ yếu Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu sắt thép, hóa chất… để phục vụ quá trình công nghiệp hóa. Song, Thứ trưởng mong muốn phía bạn quan tâm hơn đến vấn đề nông nghiệp, đặc biệt, khuyến khích các nhà đầu tư  Saudi Arabia  đầu tư vào lĩnh vực chế biến, chế biến sâu, nhất là các sản phẩm Halal.

Thứ trưởng  Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam tặng quà lưu niệm là sản phẩm OCOP cho đại diện đoàn làm việc của Saudi Arabia.

Thứ trưởng cho biết, trong thời gian gần đây, hợp tác quốc tế về đẩy mạnh sản xuất thực phẩm Halal đang diễn ra sôi động tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chương trình về lĩnh vực này, trong đó có “Đề án Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam đến 2030” do Bộ Ngoại giao chủ trì và các Bộ Công Thương, Khoa học - Công nghệ, NN-PTNT đang phối hợp thực hiện.

Theo đó, Việt Nam mong muốn học hỏi  Saudi Arabia  trong vấn đề sản xuất và chứng nhận sản phẩm Halal. Thứ trưởng đề nghị phía Ảrập Xêút cung cấp các thông tin thị trường, thị hiếu để đưa ra các giải pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ nông sản Việt Nam tiếp cận với thị trường thực phẩm Halal tại  Saudi Arabia . Đề xuất các chính sách để thúc đẩy công nhận lẫn nhau đối với chứng nhận Halal của các cơ quan chứng nhận Halal của Việt Nam và với  Saudi Arabia  và tập trung vào các sản phẩm thủy sản, chăn nuôi.

Thứ trưởng Nam cũng đề nghị, Đại sứ quán Saudi Arabia  tại Việt Nam, Đoàn công tác của Tổng cục Ngoại thương Saudi Arabia thông báo với SFDA về việc sớm cử Đoàn công tác sang Việt Nam đánh giá thực tế hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất thủy sản nuôi (tôm nuôi, cá tra) trong thời gian sớm nhất, trên cơ sở đó sớm dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu đối với thủy sản nuôi của Việt Nam.

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng mong muốn tham dự triển lãm Thực phẩm Saudi Food Show 2024 tại Saudi Arabia. Do đó, lãnh đạo Bộ đề nghị phía Saudi Arabia tạo điều kiện cung cấp diện tích gian hàng cho khoảng 10 doanh nghiệp Việt Nam tham gia theo hình thức “gian hàng quốc gia Việt Nam” để các doanh nghiệp có thể giới thiệu các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Saudi Arabia và các nước khu vực Trung Đông đồng thời tạo cơ hội tốt kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp hai nước.

Một quầy bán thịt halal tại siêu thị ở Pháp. Ảnh: AFP

Về phía mình, ông Abdullah I. Alkhorayef, Tổng cục trưởng Tổng cục Ngoại thương Saudi Arabia khẳng định quan hệ sâu sắc giữa hai nước trong thời gian qua và bày tỏ tin tưởng hai nước có tiềm năng hợp tác rất nhiều về thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo ông Abdullah I. Alkhorayef, Saudi Arabia thông qua các Quỹ Phát triển Saudi Arabia (SFD) đã thực hiện các chương trình hỗ trợ nông nghiệp cho một số nước, trong đó có Việt Nam. Mục đích của việc hỗ trợ là tăng cường mối quan hệ giữa Saudi Arabia với Việt Nam.

Abrihem Altuerky Trưởng ban nông nghiệp Phòng thương mại và Công nghiệp Riyadh cho biết, lĩnh vực lương thực, nông nghiệp đóng góp tỷ trọng khá cao trong nền kinh tế của nước này. Phía Ảrập Xêút cũng quan tâm đến việc tăng cường hợp tác với Việt Nam đặc biệt thông qua khu vực tư. 

Ông Altuerky cũng cho biết, nước này đang có nhiều nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam như cà phê hạt, phía Phòng Thương mại và Công nghiệp Riyadh đang lưu ý về các vấn đề và đề xuất liên quan. 

“Hai nước có nhiều cơ hội hợp tác, sản phẩm gạo Việt Nam rất phù hợp với thị trường của Ảrập Xêút, vì vậy chúng tôi mong muốn chúng ta có thể thúc đẩy giao thương trong lĩnh vực này trong thời gian tới”, ông Altuerky cho biết. 

Thực phẩm Halal là gì?

Thực phẩm Halal là những sản phẩm "được cho phép", "hợp pháp" để sử dụng theo Luật Hồi giáo, với những yêu cầu nghiêm ngặt từ các thành phần nhỏ nhất đến khâu chế biến, vận chuyển. Theo đó, Giấy chứng nhận Halal được ví như quyển hộ chiếu cho các sản phẩm thâm nhập vào thị trường Hồi giáo, đơn giản hóa nhiều thủ tục từ vận chuyển đến bảo quản. Điều này là do ở một số quốc gia có các quy định nghiêm ngặt, yêu cầu sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn Halal "từ A đến Z", Halal từ con giống và cây giống đến dây chuyền sản xuất và các nguyên liệu phụ khác.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, thị trường thực phẩm Halal toàn cầu đang phát triển với tốc độ nhanh trên khắp các châu lục. Ước tính mức chi tiêu cho thực phẩm Halal của 2 tỉ người Hồi giáo trên thế giới từ 1.400 tỉ USD năm 2020 sẽ tăng gấp 10 lần vào năm 2050.

Là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu, Việt Nam có những lợi thế để tiến sâu vào thị trường thực phẩm Halal. Việt Nam đang thực hiện các tuyên bố cấp cao với một số đối tác về hợp tác, thúc đẩy xuất nhập khẩu và chứng nhận các sản phẩm Halal.

Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang lúng túng trước cánh cửa bước vào thị trường thực phẩm Halal do những rào cản về quy chuẩn kỹ thuật và hiểu biết hạn chế về văn hóa.

Hiện tại, một số doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tìm hiểu về thị trường Halal nhưng mức độ tường tận chưa nhiều.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Khu Đông Thủ đô dần trở thành tâm điểm của các sự kiện đẳng cấp quốc tế

    Khu Đông Thủ đô dần trở thành tâm điểm của các sự kiện đẳng cấp quốc tế

    Trung tâm thương mại kết hợp Trung tâm hội nghị - tiệc cưới lớn nhất Việt Nam và Nhà hát quy mô “khủng” 10.000 chỗ sẽ sớm hiện diện tại “thành phố điểm đến” phía Đông Hà Nội, hứa hẹn trở thành tâm điểm của các sự kiện đẳng cấp, mang lại những trải nghiệm độc đáo, mới mẻ thu hút du khách đổ về Ocean City.

  • Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh

    Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh

    Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, với vai trò tiên phong trong việc thực thi nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tín dụng thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi triển khai 10 chương trình tín dụng lãi suất thấp dành cho khách hàng, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

  • Khi ngân hàng cá nhân hóa trải nghiệm thanh toán cho người dùng

    Khi ngân hàng cá nhân hóa trải nghiệm thanh toán cho người dùng

    Từ việc cung cấp sản phẩm được tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng, đến việc áp dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra trải nghiệm thanh toán mượt mà và linh hoạt hơn, VPBank đã mang lại một cách tiếp cận mới mẻ trong quản lý tài chính cá nhân với tấm thẻ đa năng VPBank Flex.

Top