Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024 | 9:34

Trung Quốc tập trung củng cố an ninh lương thực và ngày càng chú trọng vào dinh dưỡng, sức khỏe

Trong 10 năm tới, ngành nông nghiệp Trung Quốc sẽ chứng kiến sự cải thiện toàn diện của lực lượng sản xuất, cùng với tốc độ chuyển đổi và phát triển nhanh chóng, Báo cáo Triển vọng Nông nghiệp Trung Quốc 2024 - 2033 nhận định.

Triển vọng nông nghiệp Trung Quốc

Báo cáo Triển vọng Nông nghiệp Trung Quốc (2024 - 2033), được công bố trong Hội nghị Triển vọng Nông nghiệp Trung Quốc năm 2024 tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Quốc gia, đã đánh giá tình hình thị trường các loại nông sản chính của Trung Quốc trong năm 2023 và đưa ra phân tích về xu hướng sản xuất, tiêu dùng, thương mại và giá cả trong lĩnh vực nông nghiệp của nước này trong thập kỷ tới.

Sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc trong năm 2023 đạt 695 triệu tấn, tăng 1,3% so với năm trước. Theo báo cáo, sản lượng ngũ cốc hàng năm của nước này duy trì ở mức trên 650 triệu tấn/năm trong 9 năm liên tiếp.

Trung Quốc đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc phát triển nông nghiệp chất lượng cao, với hơn 1 tỷ mu (khoảng 66,67 triệu hecta) đất nông nghiệp chất lượng cao trên toàn quốc.

Đậu nành, ngô, bông và đu đủ biến đổi gen (GM) được phép trồng cho mục đích thương mại ở Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Theo báo cáo, sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc sẽ đạt 5.933 kg/ha trong năm 2024, tăng 1,5% so với năm 2023 và tổng sản lượng ngũ cốc dự kiến đạt 704 triệu tấn, tăng 1,3%.

Với những đột phá mới trong công nghệ nhân giống sinh học, thúc đẩy rộng rãi các mô hình công nghệ có năng suất và hiệu quả cao, cũng như liên tục cải thiện chất lượng đất nông nghiệp, năng suất ngũ cốc của Trung Quốc dự kiến tăng trên 10,7% vào năm 2033, đạt 6.438 kg/ha, báo cáo cho biết.

Theo báo cáo này, sản lượng ngũ cốc hàng năm của Trung Quốc dự kiến đạt 766 triệu tấn vào năm 2033, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 1,1%.

Khi thu nhập tăng trưởng ổn định và người dân Trung Quốc ngày càng chú trọng vào dinh dưỡng và sức khỏe hơn, cơ cấu tiêu thụ thực phẩm sẽ liên tục được cải thiện, dẫn đến sự chuyển đổi sang tiêu thụ các loại nông sản lành mạnh, đa dạng và có chọn lọc hơn, báo cáo cho biết.

Động thái củng cố an ninh lương thực

Cơ cấu thương mại nông nghiệp của Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục được tối ưu hóa, với các nguồn nhập khẩu đa dạng và có xu hướng tăng trưởng bền vững.

Từ năm 2023, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng thực phẩm biến đổi gen (GM) bằng cách cho phép trồng thương mại quy mô lớn một số loại cây trồng chủ lực. Đây được cho là động thái để củng cố an ninh lương thực của quốc gia hơn tỷ dân này.

Sau hơn một thập kỷ tranh luận và trồng thử nghiệm thận trọng, Trung Quốc đang đẩy mạnh thương mại hóa cây trồng biến đổi gen. Điều này nhằm nỗ lực cải thiện hiệu quả nông nghiệp, đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc tự cung tự cấp nhiều hơn để nuôi sống 1,4 tỷ dân.

Nông dân  thu hoạch lúa mì ở huyện Hô Đồ Bích, khu tự trị Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc, tháng 7/2023. Ảnh: Xinhua.

Từ tháng 10/2023, Trung Quốc đã “bật đèn xanh” cho 37 giống ngô và 14 giống đậu nành biến đổi gen. Và trong đợt công bố thứ hai vào tháng 3/2024, Trung Quốc phê duyệt thêm 27 giống ngô và 3 giống đậu tương.

Được biết, Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp đậu nành nước ngoài, với lượng vận chuyển hạt giống chiếm hơn 60% trong tổng số 160 triệu tấn thực phẩm nhập khẩu vào năm ngoái.

Năm 2023, nhập khẩu đậu nành tăng hơn 11% so với năm 2022, lên tới 99,4 triệu tấn.

Theo hai đợt công bố của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung quốc, các công ty sở hữu các giống được phê duyệt nhiều nhất gồm: Công nghệ sinh học Dabeinong Bắc Kinh, Hạt giống Lantron Bắc Kinh và Hạt giống Shandong Denghai.

Tập đoàn Hạt giống Quốc gia Trung Quốc, một công ty con của Tập đoàn Syngenta hàng đầu nước này, cũng sở hữu 5 giống cây trồng. Tập đoàn này thuộc sở hữu của “gã khổng lồ” hóa chất nhà nước ChemChina, có giá trị thỏa thuận là 43 tỷ USD vào năm 2017.

Các học viện khoa học nông nghiệp được nhà nước hậu thuẫn ở tỉnh Hắc Long Giang, khu tự trị Nội Mông, Bắc Kinh và Hà Bắc cũng chiếm hơn chục giống được phê duyệt.

Đầu tư nước ngoài vào việc nhân giống và sản xuất hạt giống GM tại Trung Quốc nhìn chung vẫn bị cấm. Nhưng quy định của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn về sự an toàn của sinh vật biến đổi gen đã tạo cơ hội cho các công ty nước ngoài tiếp cập thị trường này, bằng cách tuyên bố rằng khoản đầu tư đó phải được Hội đồng Nhà nước phê duyệt.

Theo giấy phép cấp cho các nhà tạo giống do Bộ Nông nghiệp và Nông thôn công bố vào tháng 12/2023, các giống biến đổi gen đã được phê duyệt chỉ được phép trồng ở các khu vực được chỉ định. Các khu vực này bao gồm các tỉnh Cam Túc, Nội Mông, Vân Nam và Hồ Bắc.

Trước đó, tháng 8/2023, Bộ cho phép trồng thử nghiệm ở nhiều khu vực hơn, bao gồm 20 quận ở các tỉnh Hà Bắc, Nội Mông, Cát Lâm, Tứ Xuyên và Vân Nam.

Không có số liệu chính thức về tổng diện tích cây trồng biến đổi gen được trồng ở Trung Quốc. Tuy vậy, vào tháng 8/2023, tờ Securities Times cho biết: khoảng 267.000ha cây trồng biến đổi gen đã được trồng như một phần của các dự án thử nghiệm vào năm 2023.

Yêu cầu ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen 

Trung Quốc yêu cầu ghi nhãn bắt buộc nếu sản phẩm có chứa hoặc được chế biến từ cây trồng biến đổi gen.

Tuy nhiên, các quy định dự kiến sẽ được nới lỏng sau đề xuất sửa đổi vào tháng 10/2024.

Trong dự thảo sửa đổi, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết các nhà sản xuất sẽ chỉ được yêu cầu tiết lộ hàm lượng GM nếu vượt quá 3% khối lượng tổng thể của sản phẩm.

Các yêu cầu dựa trên tỷ lệ nguyên liệu biến đổi gen được áp dụng rộng rãi ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Tờ The Paper có trụ sở tại Thượng Hải đưa tin vào tháng 3/2024 rằng, việc sửa đổi dự kiến sẽ được thực thi trước cuối năm nay.

Triển vọng cho thị trường thực phẩm biến đổi gen 

Các nhà phân tích kỳ vọng, thị trường thực phẩm biến đổi gen của Trung Quốc sẽ tăng trưởng đáng kể trong những năm tới.

Tháng 11/2023, Kaiyuan Securities cho biết, ngô và đậu tương biến đổi gen sẽ tạo ra một thị trường mới trị giá 7 tỷ nhân dân tệ (968 tỷ USD) trong 8 năm tới dựa trên xu hướng tương tự ở Mỹ.

China Galaxy Securities ước tính, diện tích trồng các giống biến đổi gen sẽ chiếm khoảng 40% diện tích trồng ngô và đậu tương ở Trung Quốc trong 6 năm tới.

Đăng Quang (t/h)
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi ích kép từ nuôi sâu canxi, trùn quế

    Lợi ích kép từ nuôi sâu canxi, trùn quế

    Nuôi sâu canxi giúp tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp, xử lý phân chuồng hiệu quả, chống ô nhiễm môi trường và tạo thành ấu trùng sâu làm nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm.

  • Thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ trồng quýt

    Thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ trồng quýt

    Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800 ha quýt, trong đó có trên 500 ha quýt đang cho thu hoạch, phần lớn diện tích là giống quýt sen. Dự kiến sản lượng quýt của địa phương năm nay đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng 140 tỷ đồng.

  • Nuôi tôm công nghệ cao lợi nhuận mỗi ha từ 700 - 800 triệu đồng/vụ

    Nuôi tôm công nghệ cao lợi nhuận mỗi ha từ 700 - 800 triệu đồng/vụ

    Nuôi tôm công nghệ cao là mô hình nuôi thủy sản đang được ưu tiên phát triển ở khu vực ven biển của tỉnh Bến Tre. Thực tế cho thấy, nếu mô hình này được đầu tư đúng mức, áp dụng tốt các kỹ thuật vào sản xuất thì cho hiệu quả kinh tế rất cao.

  • Thọ Xuân đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

    Thọ Xuân đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

    Ghi nhận thành quả mà huyện Thọ Xuân đã đạt được trong việc thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM. Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì và công bố huyện Thọ Xuân đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023.

  • Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Để nâng cao hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, các sản phẩm OCOP của các hợp tác xã và làng nghề tập trung thúc đẩy quảng bá, giới thiệu, kết nối và phát triển các kênh phân phối sản phẩm OCOP trên thị trường nước ngoài.

  • Long An: Điểm sáng du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

    Long An: Điểm sáng du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

    Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức vào ngày 28/11 đến ngày 4/12, trên địa bàn tỉnh Long An.

Top