Với ứng dụng Farmer.CHAT trên điện thoại di động, nông dân sẽ được hỗ trợ để tối ưu hóa việc quản lý vụ mùa, tăng năng suất, sử dụng phân bón và kiểm soát thuốc trừ sâu.
Farmer.CHAT - một ứng dụng chatbot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) - đang hỗ trợ hiệu quả cho nông dân gặp khó khăn trong việc giải quyết các thách thức nông nghiệp hiện đại.
Nông dân có thể gõ hoặc nói chuyện bằng ngôn ngữ riêng và nhận được câu trả lời cụ thể. (Nguồn: Gooey)
Các chuyên gia lương thực và khí hậu đánh giá công nghệ này đóng vai trò then chốt trong việc ứng phó với tình trạng mất an ninh lương thực do ảnh hưởng của việc Trái Đất ấm lên và xung đột tại Ukraine.
Vai trò của AI trong trồng trọt bền vững là một trong những chủ đề được đưa ra tại Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo hướng tới Trái Đất mát do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chủ trì vào đầu tháng này. Ứng dụng Farmer.CHAT nhận được sự đánh giá cao của đại biểu tham gia diễn đàn.
Hiện, các chuyên gia đang gặp khó khăn trong việc tới các nông trại xa xôi để tư vấn cho nông dân về hệ thống cây trồng phù hợp và hệ thống quản lý vụ mùa.
Với công cụ AI đa ngôn ngữ trên điện thoại di động, nông dân sẽ được hỗ trợ để tối ưu hóa việc quản lý vụ mùa, tăng năng suất, giảm bớt thiệt hại, cải thiện tưới tiêu, sử dụng phân bón và kiểm soát thuốc trừ sâu.
Các chatbot sử dụng AI dự kiến sẽ giúp các hệ thống nông nghiệp và lương thực nhanh chóng chuyển đổi và trở nên bền vững thông qua việc hỗ trợ phát triển mùa màng có sức chống chịu tốt trước hạn hán, xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm về thiên tai do biến đổi khí hậu và hệ thống quản lý đất đai bền vững.
Digital Green, một trong trong những bên phát triển ứng dụng Farmer.CHAT, khẳng định nông dân có thể gõ hoặc nói chuyện bằng ngôn ngữ riêng và nhận được câu trả lời cụ thể với các đường dẫn tới các video liên quan.
Tại diễn đàn, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Ismail Serageldin hy vọng rằng ứng dụng AI này sẽ đem đến sự thay đổi lớn cho những nhà sản xuất nông nghiệp ở các vùng xa xôi thông qua việc cung cấp những kiến thức tốt nhất./.
Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi đất, đưa cây nho vào trồng thử nghiệm. Bước đầu, các mô hình đều thành công, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Ngoài thu nhập từ sản phẩm người dân còn thêm thu nhập hàng chục triệu đồng/vụ từ khách tham quan trải nghiệm.
Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,13%. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) - cơ quan thường trực và các sở, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn.