Năm 2021, Việt Nam chiếm gần 80% giá trị kim ngạch nông sản Campuchia xuất khẩu, trong đó, điều, hạt tiêu, đậu xanh... chiếm tới 96-99% sản lượng.
Báo cáo của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia cho thấy, xuất khẩu nông nghiệp vụ mùa năm 2021 của quốc gia này đạt gần 5 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về nhập khẩu nông sản của nước này với trên 3,5 tỷ USD, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Nông dân Campuchia thu hoạch lúa. Ảnh: Fintrac Inc
So với cùng kỳ năm trước đó, Campuchia đã xuất khẩu 3,5 triệu tấn thóc sang Việt Nam, tăng 61%. Các nông sản khác cũng lần lượt tăng 10-400%.
Hạt điều, 99% sản lượng của Campuchia được xuất khẩu sang Việt Nam với gần 1 triệu tấn, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức cao lịch sử trong hoạt động xuất khẩu của nước này và gây bất ngờ cho tất cả các nước sản xuất và xuất khẩu hạt điều.
Ngoài hạt điều, hạt tiêu, đậu xanh của Campuchia cũng đồng loạt xuất sang Việt Nam với tỷ trọng tới 99%, tăng 400% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trái cây Campuchia như: bưởi, chuối, xoài cũng tăng sản lượng vào thị trường Việt Nam với số lượng từ vài chục đến vài trăm nghìn tấn, giá rất cạnh tranh.
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông Lâm ngư nghiệp Campuchia Veng Sakhom khẳng định Việt Nam dẫn đầu trong 70 quốc gia nhập khẩu nông sản nước này.
Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng việc hợp tác giữa hai nước theo vị này đem lại kết quả ấn tượng trong năm 2021. Trong đó, các công ty Việt Nam đầu tư trồng cao su tại Campuchia đã cho thu hoạch mủ trên diện tích 100.000 ha, với giá trị xuất khẩu khoảng 200 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2021.
"Việc trồng cao su đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 33.000 lao động địa phương. Các công ty trái cây Việt Nam cũng đóng góp hơn 50% giá trị xuất khẩu chuối của Campuchia, tạo việc làm cho khoảng 14.000 lao động nước này" Bộ trưởng Campuchia cho biết.
Trước đây, nông sản Campuchia xuất nhiều qua Thái Lan, Trung Quốc, 2 năm trở lại đây chuyển dịch khá nhiều sang Việt Nam. Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch này là gần đây, người dân và doanh nghiệp Việt có xu hướng sang Campuchia thuê đất nông nghiệp để trồng khoai, sắn, mía, ngô hay nuôi bò... bởi quỹ đất nông nghiệp của quốc gia này còn rất lớn. Giá đất nông nghiệp của Campuchia cho thuê thấp, chi phí thuê lao động làm việc cũng rẻ hơn so với Việt Nam.
"Đến khi thu hoạch, những loại nông sản này được đưa trở lại Việt Nam tiêu thụ nên mới có tình trạng nông sản Campuchia xuất khẩu qua nước ta tăng đột biến trong năm nay", ông Xuân phân tích.
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) đánh giá, Campuchia là quốc gia có sức cạnh tranh mạnh mẽ về nông sản tại khu vực Đông Nam Á. Nông sản ở nước này cho năng suất cao và chất lượng ngày càng cải tiến, được nhiều quốc gia ưa chuộng.
Phó chủ tịch Hiệp hội Cá, Thịt và Rau củ An toàn của Campuchia Sok Yorn cũng nhìn nhận, diện tích trồng nông sản Campuchia đang tăng 2-3 lần so với các năm trước đây. Ông cũng khuyến nghị nông dân nước này canh tác theo đúng tiêu chuẩn sản xuất để hàng xuất khẩu ngày càng được ưa chuộng. Đặc biệt, người dân nên giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sản phẩm đảm bảo độ an toàn cho người tiêu dùng.
Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, 11 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước đạt 8,6 tỷ USD, tăng 84% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hàng Việt Nam xuất khẩu 4,35 tỷ USD sang Campuchia (tăng 17%) và Campuchia xuất 4,3 tỷ USD hàng sang Việt Nam (tăng 337% so với cùng kỳ năm ngoái).
Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia sắt thép các loại; sản phẩm hóa chất; sản phẩm nhựa; máy móc, thiết bị điện; thực phẩm chế biến, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc. Ở chiều ngược lai, Campuchia xuất sang Việt Nam cao su, hạt điều và các loại nông sản...
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.