Nước lũ dâng cao khiến giao thông bị ách tách, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh bị cô lập. Những gia đình có người thân bị mất chưa thể mai táng hoặc phải đưa tang bằng thuyền khiến ai nấy cũng xót xa.
Sáng 1/11, trên địa bàn xã Hương Thuỷ (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn đang ngập sâu trong nước khiến việc tổ chức mai táng cho em N.V.D. (13 tuổi, trú tại thôn 6; học sinh lớp 8 trường THCS Phúc Đồng) gặp nhiều khó khăn. Em D. tử vong do bị lũ cuốn trôi vào chiều ngày 30/10.
Người dân dùng thuyền di chuyển quan tài nam sinh đến nghĩa trang an táng
Theo lãnh đạo địa phương, từ nhà gia đình cháu D. ra nghĩa trang có đường bê tông dài khoảng 500m. Khu vực nghĩa trang là cồn đất cao. Song do lũ chưa rút, đường ra nghĩa trang vẫn ngập sâu, nên người dân phải dùng 10 chiếc thuyền để chở quan tài và người dân vượt dòng lũ đi an táng cho người xấu số.
"Đây cũng là lần đầu tiên người dân địa phương chúng tôi phải dùng thuyền đưa thi thể người quá cố đi an táng. Nhìn cảnh tang thương, xót xa này, không ai kìm được nước mắt!", một người dân địa phương chia sẻ.
Một cụ ông tại xã Gia Phố, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh qua đời từ ngày 29/10 nhưng đến nay gia đình vẫn chưa thể an táng vì ảnh hưởng bởi mưa lũ.
Ông Đặng Viết Long, Chủ tịch UBND xã Gia Phố (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), cho biết mưa lũ nhiều ngày qua khiến nước sông Ngàn Phố đoạn qua địa phương này dâng cao. Cầu và đường dân sinh tại xã này bị nước lũ bủa vây, gây chia cắt. Tại thôn Đông Hải có 13 hộ dân bị cô lập. Đặc biệt, tại địa phương này có ông Nguyễn Hữu T. (70 tuổi) qua đời vì bệnh tật, tuổi già từ ngày 29/10.
Tuy nhiên, nước lũ vẫn dâng cao nên người thân, họ hàng chưa thể làm lễ tang và đưa cụ ông đi chôn cất. Lãnh đạo xã chúng tôi dùng đò di chuyển, vượt sông để đến thắp hương, chia buồn, động viên gia đình. Hiện, chính quyền địa phương đang phối hợp với người dân phát quang con đường ra nghĩa trang do cây cối đổ sập, dự trong chiều nay hoặc ngày mai sẽ phối hợp cùng gia đình đưa tang cụ Th. theo phong tục", ông Long thông tin.
Lũ lụt bất ngờ ập về, nước sông dâng cao, đường sá bị cô lập khiến xóm làng ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh bị nước lũ bủa vây.
Sáng 30/10, chị Nguyễn Thị Hoa (31 tuổi, trú thôn 12, xã Hà Linh) cùng người chị dâu bị lũ cuốn mất tích trên đường đi làm thuê về. Sau vài giờ đồng hồ tìm kiếm, thi thể người chị dâu được tìm thấy cách hiện trường gặp nạn vài chục mét. Tuy nhiên, 3 ngày trôi qua, chị Hoa vẫn đang mất tích giữa dòng nước lũ.
Dân làng cùng lực lượng chức năng huy động phương tiện tìm kiếm chị Hoa trên sông.
Ở nhà, 2 con của chị Hoa là cháu Đặng Ngọc Hà (7 tuổi) và Đặng Nguyễn Ngọc Hân (4 tuổi) khóc đỏ mắt, hoảng loạn tìm mẹ. "Mẹ về với con đi mẹ ơi!" - tiếng khóc xé lòng của Ngọc Hà 7 tuổi khiến người chứng kiến xót xa.
Tiếng khóc xé lòng của những đứa con thơ
Ông Hồ Sỹ Đồng, Bí thư Đảng ủy xã Hà Linh thông tin, thời điểm Hoa cùng chị dâu gặp nạn, tại địa bàn xảy ra mưa lớn. Theo đánh giá của các già làng, hơn 40 năm nay chưa từng có trận mưa nào lớn như đợt này. "Sáng 30/10, lũ sốc hay còn gọi là lũ ống bất ngờ ập về. Chị Hoa cùng chị dâu đi qua khe Bứa (Khe Bứa chảy qua địa bàn Hà Linh trước khi đổ ra sông Ngàn Sâu) bị lũ cuốn trôi, mất tích. Chính quyền địa phương đã huy động hàng trăm người gồm dân làng, lực lượng huyện đội, xã... trắng đêm tìm kiếm, nhưng đến sáng 1/11, vẫn chưa có tung tích gì về chị Hoa".
Cũng theo lãnh đạo xã này, gia cảnh chị Hoa vô cùng khó khăn. "Cả hai chị em dâu cùng lúc gặp nạn để lại nỗi mất mát quá lớn. Nhà vốn đã nghèo nay càng hoạn nạn hơn, mong các nhà hảo tâm thương giúp đỡ, có sự sẻ chia để các em sớm ổn định", ông Đồng nói thêm.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.