Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 8 tháng 12 năm 2018 | 12:6

An ninh mạng- Thực chất vụ bắt giữ Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei

Việc Canada bắt giữ nữ Giám đốc Tài chính tập đoàn Huawei của Trung Quốc được cho là có gốc rễ từ mối quan ngại của Mỹ đối với an ninh mạng.

Hồi tuần trước (1/12), Phát ngôn viên Bộ Tư pháp Canada, ông Ian McLeod, cho biết: Bà Mạnh Vãn Chu, nữ Giám đốc Tài chính tập đoàn viễn thông Huawei 41 tuổi đã bị bắt tại thành phố Vancouver (Canada). Theo giới quan sát, bà Mạnh được cho là ứng viên hàng đầu kế nhiệm ông Ren Zhengfei, nhà sáng lập Huawei nắm quyền lãnh đạo tập đoàn viễn thông Trung Quốc.

an ninh mang- thuc chat vu bat giu giam doc tai chinh tap doan huawei hinh 1
Thiết bị điện thoại di động của hãng Huawei. Ảnh: skypespysoftware.

 

Được biết, Mỹ đang muốn dẫn độ bà Mạnh đến phiên điều trần tại Mỹ ngày 7/12. Điều này khiến giới nghiên cứu, dư luận quan tâm và đặt câu hỏi vì sao.

Những lý do bà Mạnh bị bắt giữ

Theo truyền thông Canada, bà Mạnh đã cố tình lách lệnh cấm vận thương mại của Mỹ đối với Iran, nhưng không cho biết chi tiết, vì bà Mạnh đã yêu cầu không công khai thông tin này.

Trước đó, hồi tháng 4, tờ Wall Street Journal cho biết, Huawei đang bị các công tố viên New York điều tra vì tình nghi vi phạm lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran. Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng thiết bị viễn thông do Tập đoàn viễn thông ZTE Trung Quốc sản xuất đã bán cho Iran.

Theo truyền thông Mỹ thì nước này đang điều tra Huawei với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với cả Iran và Triều Tiên. Hồi tháng 10, một hãng sản xuất thiết bị bán dẫn tại Thung lũng Silicon (Mỹ) cũng cáo buộc Huawei ăn cắp công nghệ của họ. Trước đó, các nghị sỹ Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Huawei là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ với lý do công nghệ của tập đoàn này có thể được sử dụng để phục vụ hoạt động do thám theo yêu cầu của Bắc Kinh.

Theo AFP, ngày 6/12 Thủ tướng Canada Trudeau đã lên tiếng biện minh cho việc bắt giữ giám đốc tài chính toàn cầu của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei. Ông Trudeau nói: “Tôi có thể đảm bảo với mọi người rằng chúng tôi là một quốc gia (với) nền tư pháp độc lập, và cảnh sát đã đưa ra quyết định này mà không có bất kỳ sự can thiệp chính trị hay can thiệp nào khác”. Ông Trudeau cũng từ chối không bình luận thêm về vụ việc và các hoạt động của Huawei tại Iran.

Theo giới quan sát, đây là vụ bắt giữ diễn ra vào thời điểm nhạy cảm trong quan hệ Mỹ-Trung và không có lợi cho thỏa thuận “ngừng chiến” thương mại trong vòng 90 ngày vừa mới được Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí tại cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Argentina.

Điều “ẩn giấu” ở phía sau

Huawei là tập đoàn cung cấp thiết bị và dịch vụ viễn thông hàng đầu thế giới. Thời gian gần đây, họ đã vượt Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Samsung (Hàn Quốc). Năm 2017 tổng doanh thu đã tăng 29% đạt 92,5 tỷ USD. Chính phủ một số nước phương Tây lo ngại Bắc Kinh sẽ tiếp cận được mạng viễn thông 5G và các mạng thông tin của họ, thông qua Huawei mà mở rộng hoạt động tình báo.

Mỹ đã thực hiện nhiều vụ kiện đối với các công ty công nghệ của Trung Quốc với cáo buộc xâm nhập hệ thống an ninh mạng hoặc vi phạm biện pháp trừng phạt đối với Iran. Hồi đầu năm 2018, Mỹ đã cấm các công ty nước này xuất khẩu trang thiết bị cho ZTE khiến ZTE bị ảnh hưởng nghiêm trọng hay áp đặt biện pháp hạn chế xuất khẩu linh kiện cho công ty sản xuất chip của Trung Quốc Fujian Jinhua.

Sự quan ngại về an ninh cũng đã xuất hiện ở Anh, khiến tập đoàn BT Group của nước này đã gỡ bỏ thiết bị của Huawei ra khỏi mạng cung cấp dịch vụ 3G, 4G và cho biết nguyên tắc này cũng áp dụng đối với cơ sở hạ tầng viễn thông 5G của London. New Zealand và Australia cũng đã cấm sử dụng trang thiết bị của Tập đoàn Huawei và ZTE do lo ngại ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Theo tin của báo Yomiuri, thì Nhật Bản cũng sẽ sớm ban hành lệnh cấm hoạt động mua sắm cấp chính phủ với các thiết bị viễn thông từ 2 nhà sản xuất Huawei và ZTE của Trung Quốc do quan ngại về rủi ro bị tấn công mạng và lộ thông tin tình báo. Thông tin trên cũng được công bố trong bối cảnh các quan chức chính phủ Mỹ được cho là đã liên hệ với những người đồng cấp ở các nước đồng minh chủ chốt của Washington như Đức, Italy… để cảnh giác với các thiết bị Trung Quốc.

Được biết, hồi tháng 8/2018, Tổng thống Mỹ Trump đã ký ban hành Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2019 (NDAA-2019). Theo đó, chính phủ Mỹ được cung cấp tài chính cho 5 nhóm danh mục chi tiêu đối với các hành động cứng rắn hơn với Trung Quốc. Trong đó có khoản mục “Cấm mọi cơ quan chính phủ và các thực thể có quan hệ với Chính phủ sử dụng sản phẩm hoặc giao dịch với hai công ty Huawei và ZTE của Trung Quốc”. 

Phản ứng của dư luận

Ngay sau vụ bắt giữ công khai của chính quyền Canada, chính phủ Trung Quốc lập tức ra văn bản phản đối động thái trên. Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa nêu rõ: Thực hiện yêu cầu của phía Mỹ, Canada đã bắt giữ một công dân Trung Quốc không vi phạm bất kỳ luật nào của họ. Đây là hành vi làm tổn hại nghiêm trọng đến nhân quyền và quan hệ hai nước. “Chúng tôi sẽ theo sát chặt chẽ diễn biến của vấn đề và thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trung Quốc”.

Ngày 7/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng chỉ trích việc Canada bắt giữ Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Tài chính tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc theo yêu cầu của Mỹ. Nga cho rằng đây là minh chứng cho “một chính sách ngạo mạn, nước lớn của Mỹ” và cần phải chấm dứt.

Ngày 5/12, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, ông John Bolton cho biết, ông không hoàn toàn ủng hộ vụ bắt giữ bà Mạnh. Ông nói: “Tôi biết trước về vụ bắt người nhờ thông báo của Bộ Tư Pháp. Canada đã lên kế hoạch bắt bà Mạnh vào đúng ngày diễn ra cuộc gặp Thượng đỉnh giữa lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc”.

“Tôi không hoàn toàn ủng hộ vụ bắt người này, nhưng chúng tôi có lo ngại rất lớn về Huawei suốt nhiều năm qua. Họ thường dùng tài sản trí tuệ đánh cắp từ Mỹ cho mục đích chuyển giao công nghệ, đồng thời là cánh tay chuyên phục vụ mục tiêu trong lĩnh vực công nghệ thông tin của chính phủ Trung Quốc”.

Như vậy, sự kiện bắt giữ bà Mạnh ở Canada hôm 1/12, không chỉ thuần túy là việc Tập đoàn Huawei vi phạm lệnh cấm vận mới của Mỹ đối với Iran, mà thực chất là cuộc chiến thương mại công nghệ cao – sản phẩm liên quan đến chiến lược an ninh mạng và an ninh quốc gia của Mỹ và phương Tây.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, thời gian và địa điểm xảy ra vụ việc không chỉ gây “sốc” cho thị trường toàn cầu, mà còn nhằm tạo áp lực cho Trung Quốc trong 90 ngày “ngừng chiến” và cảnh báo với các đối tác của Mỹ trong quan hệ thương mại, đồng thời là phép thử quan hệ Mỹ - Canada khi Hiệp định thương mại USMCA thay thế NAFTA sắp có hiệu lực vào đầu năm 2019./.

 

 

Nguyễn Nhâm
Ý kiến bạn đọc
  • Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Về Điện Biên những ngày đầu tháng 3, chủ ý đi ngắm hoa ban trắng và tham quan vùng đất anh hùng, nhưng đi loanh quanh thế nào lại gặp nhân duyên, đó là bà chủ farm Nguyễn Thị Lan Hương, người sáng lập Cara Farm ở bản Bồ Hóng, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

Top