Theo thông tin từ Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Australia vừa chính thức công bố chiến lược về nông nghiệp của quốc gia này tại Việt Nam. Chiến lược này xác định các ưu tiên về kinh tế đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia và giúp tối ưu hóa các mối quan tâm chung.
Chiến lược nông nghiệp của Australia tại Việt Nam sẽ tập trung các ưu tiên về các hoạt động nông nghiệp như: Đổi mới sáng tạo trong hợp tác nghiên cứu, phát triển kỹ năng, hỗ trợ sáng tạo và khởi nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp và tăng cường hợp tác trong giới doanh nghiệp, phát triển công nghệ nông nghiệp.
Đồng thời chiến lược này cũng tập trung phát triển kinh tế hợp tác thông qua việc tăng cường đầu tư, gia tăng mối quan hệ thương mại và khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Chiến lược này cũng ưu tiên về vấn đề an ninh nguồn nước, quản lý rủi ro của biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền vững, bao trùm và các biện pháp khai thác hải sản bền vững.
Phát biểu trong lễ công bố chiến lược, bà thượng nghị sỹ Anne Ruston, Bộ trưởng phụ trách Nông Nghiệp và Tài Nguyên Nước của Chính phủ Australia khẳng định: “Chúng tôi đã xây dựng và phát triển nền tảng cho quan hệ nông nghiệp giữa hai nước trong suốt 40 năm thông qua quá trình hợp tác trong các lãnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và nước.”
Theo bà Anne Ruston, đây là một nền tảng đã mang đến nhiều cơ hội to lớn để quan hệ nông nghiệp của hai nước có điều kiện để mở rộng và phát triển nhiều hơn nữa trong những năm tới.
Bà Anne Ruston cũng cho rằng, quan hệ đối tác nông nghiệp Việt Nam - Australia có đặc điểm nổi bật là bổ sung cho nhau. Australia chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô rồi được chế biến và tạo giá trị gia tăng tại Việt Nam. Kỹ thuật công nghệ của Australia được sử dụng trong các doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam, góp phần làm tăng hiệu quả sản suất và chất lượng an toàn của sản phẩm.
Bên cạnh đó, các hoạt động đầu tư của Australia giúp đa dạng hóa ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam như ngành dệt, điện tử và sản xuất chế biến thực phẩm.
Ngài đại sứ Australia tại Việt Nam ông Craig Chittick cũng cho rằng, quan hệ nông nghiệp của Australia với Việt Nam lồng xuyên suốt trong các trụ cột chính của quan hệ song phương của hai nước đó là kinh tế, đổi mới sáng tạo và an ninh.
“Hai nước đã có nhiều hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, từ những dự án hỗ trợ nông hộ nhỏ sản xuất kinh doanh, cung ứng rau an toàn cho các siêu thị tại Hà Nội đến việc các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đi tiên phong ứng dụng công nghệ Australia trong nuôi tôm bền vững tại Việt Nam,” ông Craig Chittick nói.
Tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước Australia và Việt Nam năm 2016 là khoảng 2,8 tỷ AUD. Đặc biệt, Australia nhập khẩu ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, gồm thủy sản, đậu phộng (lạc), trái cây nhiệt đới, hàng gỗ thành phẩm./. |
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.