Các nước châu Phi, trong đó có Kenya, đang phải chiến đấu với dịch châu chấu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, một sáng kiến của công ty khởi nghiệp The Bug Picture đã mang lại hy vọng cho những người đang vô vọng khi nguồn sinh kế đang bị tàn phá bởi côn trùng.
Biến châu chấu thành thức ăn gia súc và phân bón
Hàng tỷ con châu chấu sa mạc từ bán đảo Arab bay đến và càn quét các quốc gia châu Phi. Chúng phá hủy nghiêm trọng thảm thực vật, cây nông nghiệp tại ít nhất 8 quốc gia châu Phi. Đây là dịch châu chấu sa mạc nghiêm trọng nhất tại Đông Phi trong 70 năm qua, cộng thêm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh từ đầu năm 2020 đến nay đã gây ra những rủi ro chưa từng có đối với khu vực này. Dự báo kịch bản xấu nhất là có khoảng 40 triệu người ở các quốc gia bị châu chấu hoành hành đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực.
Trước vấn nạn châu chấu, công ty nông nghiệp tái sinh châu Phi The Bug Picture đã tìm ra giải pháp giúp nông dân Kenya. Với thế mạnh chuyên về protein từ côn trùng, họ đã tìm ra cách biến châu chấu sa mạc thành thức ăn gia súc và phân bón cho nông trại.
Anh Abdi Achegei, chuyên gia của The Bug Picture, cho biết: “Sau khi thu gom châu chấu từ cộng đồng, chúng tôi sẽ nghiền nát và phơi khô. Sau đó, chúng sẽ được đem đi xay xát, chế biến thành bột. Chúng tôi sẽ thêm vào một số thành phần khác để tạo thành thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho nông trại”.
Các nông trại bị ảnh hưởng được khuyến khích thu hoạch châu chấu sống và nhận thanh toán ngay lập tức thông qua nền tảng di động. Theo đó, 1kg châu chấu, người dân Kenya sẽ nhận được 50 shilling Kenya (tương đương 0,4566 USD).
Tận dụng nguồn protein giá trị
Anh Albert Lemasulani, người điều phối của Công ty The Bug Picture, nói: “Chúng được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi cho cá, gia cầm và lợn, bởi trong châu chấu có tới 70% protein. Chúng thay thế phần đắt nhất của thức ăn chăn nuôi, đó là protein. Đối với cộng đồng ở đây, họ đang thu gom châu chấu. Theo đó, chúng tôi sẽ trả tiền cho họ theo số kilôgam châu chấu thu gom được”.
Trong khi đó, người dân Kenya cho biết, họ được Công ty The Bug Picture cung cấp dụng cụ để có thể thu bắt châu chấu.
“Những con châu chấu thường đậu trên cây khi trời tối để nghỉ ngơi. Chính vì vậy, thời gian bắt châu chấu có thể bắt đầu từ khoảng 8 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau. Chúng tôi sẽ đặt lưới được đơn vị thu mua cung cấp bên dưới và lắc cây để châu chấu rơi xuống. Những con rơi ngoài lưới, chúng tôi sẽ nhặt bằng tay”, Joseph Mejia, người dân địa phương nói.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) cho biết, đại dịch châu chấu ở châu Phi, đặc biệt là khu vực Đông Phi, khiến 19 triệu người bị đói do mất đi mùa màng. Dự báo làn sóng dịch châu chấu thứ hai có thể tăng gấp nhiều lần do khí hậu biến đổi là điều kiện khiến châu chấu sinh sản thuận lợi.
Trong bối cảnh thế giới đang phải gồng mình chống lại đại dịch Covid-19, sáng kiến của The Bug Picture được cho là giải pháp hiệu quả, nhất là tại các khu vực dân cư, vốn không thể phun thuốc diệt côn trùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực khi dịch châu chấu gây thiệt hại mùa màng, tàn phá môi trường và ảnh hưởng tới nguồn cung cấp lương thực.
P.V (theo Reuters)
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…