Sau nhiều tháng nhập khẩu đậu tương cao kỷ lục từ Brazil, Trung Quốc đã chuyển hướng sang mua nhiều đậu tương và các hàng hóa khác từ Mỹ.
Ngày 2/9, các công ty quốc doanh Trung Quốc đã đặt mua ít nhất 8 lô hàng lớn đậu tương từ Mỹ, tương đương khoảng 480.000 tấn, với kế hoạch giao hàng vào tháng 12/2020 và tháng 1/2021.
Phần lớn lượng đậu tương nói trên được vận chuyển từ các cảng Tây Bắc Thái Bình Dương, phần còn lại là từ các cảng trên Bờ Vịnh của Mỹ.
Đây là những giao dịch mới nhất trong chuỗi các giao dịch mua nông sản lớn của Trung Quốc, nước đã cam kết sẽ nhập khẩu lượng nông sản kỷ lục từ Mỹ trong năm nay như một phần của thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 được ký kết giữa hai bên vào tháng 1/2020.
Sau nhiều tháng nhập khẩu đậu tương cao kỷ lục từ Brazil, Trung Quốc đã chuyển hướng sang mua nhiều đậu tương và các hàng hóa khác từ Mỹ.
Nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới đã mua khối lượng kỷ lục ngô, thịt lợn và gia cầm của Mỹ trong năm nay, và tháng trước đã đặt mua lô thịt bò Mỹ lớn nhất từ trước đến nay.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho hay, gần 1,2 triệu tấn ngô Mỹ đã được Trung Quốc đặt mua riêng trong tuần này.
Các nhà giao dịch đang kỳ vọng nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản sẽ được duy trì trong thời gian tới, giữa bối cảnh an ninh lương thực tại nước này vẫn đứng trước nhiều bất ổn, với việc lạm phát giá lương thực đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Xuất khẩu đậu tương của Mỹ sang Trung Quốc thường tăng trong quý IV hàng năm, sau khi vụ mùa tại Mỹ được thu hoạch và nguồn cung từ nhà xuất khẩu đậu tương hàng đầu Brazil giảm.
Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu đậu tương từ Mỹ của Trung Quốc đã chậm lại trong nửa đầu năm 2020.
Theo dữ liệu thương mại của Cục điều tra dân số Mỹ, các giao dịch mua đậu tương Mỹ của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay chỉ đạt tổng giá trị 7,274 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 36,5 tỷ USD/năm được hứa hẹn trong thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.