Campuchia tiếp tục cho phép nhập khẩu các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là 4 loại cá da trơn gồm cá tra, cá bớp, cá trê và cá quả từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Ngày 8/2, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia đã ra thông cáo báo chí về việc tiếp tục cho phép nhập khẩu các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là 4 loại cá da trơn gồm cá tra, cá bớp, cá trê và cá quả từ các nước láng giềng chung biên giới với Campuchia, trong đó có Việt Nam.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Như vậy là sau đúng một tháng (quyết định ngày 8/1/2021) tạm ngừng nhập 4 loại cá nói trên, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia đã phản hồi Công văn của Bộ Công Thương Việt Nam và Công thư của Đại sứ quán Việt Nam (ngày 25/1/2021) liên quan tới việc cấm nhập khẩu các sản phẩm này.
Trước đó, ngày 19/1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã gửi công thư tới Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia Pan Sorasak nêu rõ việc các lô hàng cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu qua Campuchia không được thông quan và bị đẩy trở lại Việt Nam.
Theo điều XX của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại, các biện pháp hạn chế xuất/nhập khẩu chỉ được áp dụng trong các trường hợp ngoại lệ gồm (i) bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội; (ii) bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật; (iii) bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, tác phẩm lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ quốc gia hoặc (iv) bảo vệ môi trường.
Lệnh cấm nhập khẩu 4 loại cá nói trên của Campuchia có dấu hiệu đi ngược lại tinh thần tự do hóa thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Thông cáo của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia ngày 8/2/2021 còn cho biết Bộ sẽ tiếp tục lấy ý kiến của Hiệp hội Nuôi trồng thủy sản Campuchia, các thương nhân xuất khẩu-nhập khẩu thủy sản và các cơ quan có thẩm quyền liên quan là đối tác thương mại của Campuchia để xây dựng và công nhận các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Trong cuộc trao đổi ngày 8/2 với phóng viên TTXVN, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Campuchia, ông Lê Biên Cương nhận định rằng phía Campuchia đã có thiện chí và phản ứng tích cực trước Công văn của Bộ Công Thương Việt Nam về việc thực hiện đúng tinh thần tự do hóa thương mại của WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Theo ông Lê Biên Cương, có thể phía Campuchia đang cân nhắc áp dụng thêm biện pháp kỹ thuật phi thuế quan trong việc nhập khẩu các loại cá nói trên, trong đó có yêu cầu về giấy phép nguồn gốc/chất lượng sản phẩm này của Việt Nam.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, thông qua cơ chế Ủy ban thúc đẩy nuôi trồng thủy sản Campuchia, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia đang nỗ lực giải quyết những khó khăn trong ngành nuôi trồng thủy sản nội địa nhằm phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành này, phù hợp với các nguyên tắc thương mại tự do, đảm bảo bảo vệ sức khỏe con người, động vật, môi trường và thúc đẩy tăng trưởng hoạt động thương mại.
Theo Bộ Công Thương, trong những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu khoảng 60 triệu USD/năm giá trị thủy sản sang Campuchia.
Tuy Campuchia không phải là thị trường lớn đối với thủy sản của Việt Nam nhưng nhu cầu nhập khẩu của thị trường tương đối ổn định, đóng góp tốt cho việc phát triển thương mại ở khu vực biên giới, tạo việc làm và thu nhập nhất định cho người dân.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…