Ngày 9-2, cảnh sát Hong Kong đã dùng dùi cui và hơi cay để trấn áp các đám đông biểu tình sau một cuộc đụng độ dữ dội trên đường phố.
Người biểu tình Hong Kong đốt thùng rác ở khu Mong Kok - Ảnh: Reuters |
Theo Reuters, người biểu tình ném gạch đá về phía cảnh sát khi đụng độ nổ ra. Nhiều người khác đốt thùng rác trên đường phố khu Mong Kok, nơi rất gần trung tâm tài chính Hong Kong. Cảnh sát đã bắn chỉ thiên hai phát để cảnh cáo.
Xung đột nổ ra khi cảnh sát dàn quân để dẹp các quầy bán hàng rong bất hợp pháp ở Mong Kok. “Để đảm bảo an ninh và trật tự công cộng, cảnh sát đã phải thực hiện các hành động mạnh mẽ, bao gồm việc sử dụng dùi cui và hơi cay” - cảnh sát Hong Kong tuyên bố.
Trạm tàu điện ngầm ở Mong Kok tạm thời đóng cửa. Cảnh sát bắt giữ ba người đàn ông vì tội tấn công người thi hành công vụ. Ngoài ra còn hơn 20 người khác bị bắt. Ba cảnh sát bị thương, phải nhập viện điều trị.
Đến nay cuộc biểu tình đã chấm dứt. Nhà chức trách cho biết đang lên kế hoạch đối phó với nguy cơ xảy ra đụng độ bạo lực trong đêm nay. “Đây không phải là lần đầu tiên bạo lực nổ ra ở Mong Kok. Tôi rất thất vọng với chính phủ” - ông Paul Lee, một nhân viên bảo vệ ở Mong Kok, bức xúc.
Mong Kok là nơi xảy ra nhiều cuộc đụng độ dữ dội khi người dân Hong Kong biểu tình hồi cuối năm 2014 đòi phổ thông đầu phiếu.
Người biểu tình ném đá về phía cảnh sát - Ảnh: Reuters |
Cảnh sát Hong Kong dùng dùi cui và hơi cay để trấn áp người biểu tình - Ảnh: Reuters |
Một người đàn ông bị thương bị cảnh sát bắt giữ - Ảnh: Reuters |
Đây là vụ biểu tình bạo lực nhất ở Hong Kong trong thời gian qua - Ảnh: Reuters |
Một cảnh sát bị thương được điều trị tại chỗ - Ảnh: Reuters |
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…