Nạn châu chấu sa mạc đang hoành hành tại năm bang thuộc Ấn Độ, đe dọa tới nguồn cung cấp lương thực của quốc gia đông dân thứ hai thế giới.
Tổ chức Cảnh báo châu chấu của Ấn Độ (LWO) cho biết, loài côn trùng này có thể sẽ tàn phá cây lương thực và hoa màu, tạo nên thảm họa châu chấu lớn nhất trong 26 năm qua ở đất nước Nam Á này.
Châu chấu. Ảnh: Sciencemag. |
Ảnh hưởng của nạn châu chấu sa mạc lên Ấn Độ trong bối cảnh Covid-19
Châu chấu sa mạc luôn là mối nguy hại với các quốc gia châu Phi, Trung Đông và Nam Á, nhưng chưa năm nào chúng lại đến sớm và bùng phát mạnh như năm 2020 này. Theo ghi nhận của các nước tại khu vực, bệnh dịch này đang diễn biến với quy mô chưa từng có. Riêng tại Ấn Độ, hiện tại đã có 5 bang là Madhya Pradesh, Rajasthan, Punjab, Gujarat và Maharastra đã xuất hiện các đàn châu chấu.
Còn theo báo cáo của Tổ chức Cảnh báo châu chấu, nhiều đàn châu chấu chưa trưởng thành đang có mặt tại 15 quận của hai bang Rajasthan và Madhya Pradesh. Điều này có nghĩa thảm họa đối với mùa màng và ngành nông nghiệp Ấn Độ mới chỉ bắt đầu. Khi các đàn châu chấu non này sinh trưởng và bắt đầu tìm kiếm thức ăn, chúng sẽ tàn phá cây trồng trên đường di chuyển.
Tính toán của các nhà khoa học cho thấy một con châu chấu có thể ăn một lượng cây cỏ bằng trọng lượng cơ thể của mình, tức là từ 5- 10 gram. Và một đàn châu chấu một ngày có thể tiêu thụ lượng thực phẩm tương đương khẩu phần của 35.000 người. Đặc tính của châu chấu sa mạc là chúng tập hợp thành đàn lớn tới hàng triệu con, di chuyển với tốc độ nhanh, tàn phá cây cối, mùa màng chỉ trong vài ngày.
Dịch châu chấu sa mạc năm nay nguy hiểm hơn vì được trợ giúp bởi thời tiết. Nhận định của Tổ chức Nông lương LHQ cho biết, biến đổi khí hậu khiến lượng mưa từ cuối năm ngoái tại Trung Đông Bắc Phi tăng đột biến, tạo điều kiện cho châu chấu sinh sôi. Nếu châu chấu trở thành dịch lớn, đây sẽ là một thảm họacho Ấn Độ với thiệt hại không thể dự đoán. Trong bối cảnh nước này đang chật vật vượt qua giai đoạn dịch Covid-19. Nông nghiệp là hy vọng duy nhất cứu người nông dân và cả nền kinh tế.
Biện pháp của các nước Nam Á để giảm thiểu thiệt hại
Đặc điểm của dịch châu chấu sa mạc là chúng luôn di cư, biến đổi trải dài trên các khu vực địa lý rộng lớn, không giới hạn trong một lãnh thổ quốc gia. Bởi vậy việc đối phó cũng phải trên cơ sở liên quốc gia. Biện pháp hiệu quả nhất lúc này là sử dụng thuốc trừ sâu phun ngăn chặn sớm tại các khu vực dịch chưa bùng phát hoặc châu chấu còn chưa trưởng thành, đồng thời trao đổi thông tin cảnh báo sớm.
Trong vài tuần qua, Ấn Độ đã hoàn thành việc phun thuốc trừ sâu tại 303 địa điểm ở 4 bang để diệt trừ mầm bệnh. Ấn Độ cũng đã đề nghị Pakistan phối hợp để có biện pháp ngăn chặn dịch ở biên giới, trong đó có đề nghị hỗ trợ thuốc trừ sâu cho nước láng giềng. Tuy nhiên, vì những mâu thuẫn chính trị mà Pakistan tới giờ vẫn chưa trả lời đề nghị của Ấn Độ. Còn trước đó, Ấn Độ đã gửi hóa chất Malathion cho Iran để giúp triển khai chiến dịch chống châu chấu tại hai tỉnh Sistan-Balochistan and Nam Khorasan.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…