Đến 9h20 sáng 16/4 (giờ Việt Nam), sở cứu hỏa Paris cho biết họ 'đã kiểm soát được' đám cháy dữ dội ở Nhà thờ Đức Bà Paris sau hàng giờ vật lộn chống chọi 'bà hỏa'.
Theo CNN, ngay khi có tin xảy ra đám cháy dữ dội tại Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cùng với Thị trưởng Anne Hidalgo, Thủ tướng Edouard Philippe, đệ nhất phu nhân Brigitte Macron và công tố viên Paris có mặt tại hiện trường.
Đám cháy vẫn đang diễn ra dữ dội, theo CNN dẫn lời nhân chứng Elaine Leavenworth: "Than hồng và tro đang rơi xuống từ bầu trời Paris.''
"Một ngọn lửa xé toạc nhà thờ Đức Bà - nơi mang tính biểu tượng của Paris hoa lệ-trái tim của nước Pháp...'' nhân chứng này nói và chia sẻ tấm hình bụi than trên bàn tay.
Patryk Bukalski, nhân viên pha càphê ở một quán gần khu vực nhà thờ vừa nói vừa khóc: Tôi đang ở một quán cà phê gần nhà thờ Đức Bà thì bắt đầu ngửi thấy mùi khói. Thật kinh khủng, nhà thờ là một biểu tượng của Paris...
Một nhân chứng khác tên Anne Marie chia sẻ với đôi mắt ngấn lệ: "Paris mà không có thánh đường thì không còn Paris nữa...".
Theo Bộ Nội vụ Pháp, 400 lính cứu hỏa đã được huy động để đối phó với ngọn lửa đang thiêu đốt Nhà thờ Đức Bà.
Nhiều dấu hiệu cho thấy ngọn tháp biểu tượng của nhà thờ đã bị sụp đổ trong đám cháy...
"Nhà thờ Đức Bà đang cháy và tôi biết nỗi buồn, cảm giác chấn động của nhiều người dân Pháp. Tuy nhiên tối nay tôi muốn nói với cả niềm hi vọng" - Tổng thống Macron nói khi tuyên bố mở một chiến dịch gây quỹ cho nhà thờ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà sau khi một ngọn lửa bùng lên dữ dội và tàn phá phần lớn công trình kiến trúc này trong tối 15/4.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…