Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 2 năm 2017 | 9:45

Chính quyền Tổng thống Trump tìm cách chia rẽ Nga và Iran như thế nào?

Chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hòng chia rẽ quan hệ giữa Nga và Iran được cho là khó có khả năng thành công.

Mỹ với chiến lược chia rẽ Nga - Iran

Wall Street Journal dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho biết, chính quyền Tổng thống Donald Trump cùng với các quan chức châu Âu và Arab đang thảo luận để tìm cách phá vỡ mối liên minh quân sự và ngoại giao giữa Nga và Iran nhằm hướng tới hai mục tiêu. Đó là chấm dứt cuộc xung đột ở Syria và thúc đẩy cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

chinh quyen tong thong trump tim cach chia re nga va iran nhu the nao hinh 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

Chiến lược mới đang được bàn thảo nói trên sẽ tìm cách dung hòa mâu thuẫn giữa việc Tổng thống Donald Trump mong muốn cải thiện quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin với việc kiềm chế Iran – đồng minh quan trọng nhất của Nga ở Trung Đông đang ngày càng tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.

Bất chấp tuyên bố thể hiện thiện chí của ông Trump về nhà lãnh đạo Nga hồi cuối tuần qua, vị quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ giấu tên cho biết, Nhà Trắng vẫn rất thận trọng về Nga và không hề đánh giá thấp ông Putin, đồng thời cam kết sẽ có các biện pháp để kiềm chế đồng minh của Nga là Iran. Mặc dù vậy, chính quyền Mỹ không xem Nga là mối đe dọa hiện hữu giống như những gì Liên Xô đã đặt ra với Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

“Chúng tôi sẵn sàng tìm kiếm cách thức để có thể làm điều gì đó ngăn sự hợp tác giữa Nga và Iran”, vị quan chức cấp cao Mỹ giấu tên chia sẻ.

Thực tế là chính quyền Mỹ đã và đang gửi đi những thông điệp khá mâu thuẫn về mối quan hệ với Nga. Vài ngày sau khi Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cho biết, có sự leo thang bạo lực đột biến ở miền Đông Ukraine đồng thời yêu cầu “lên án rõ ràng và mạnh mẽ hành động của Nga”, Phó Tổng thống Mỹ hôm 5/2 lại nói rằng, Washington có thể sớm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nếu Moscow chịu hợp tác trong cuộc chiến chống IS.

Không dễ phá vỡ liên minh Nga - Iran

Những người tham gia vào các cuộc thảo luận chính sách mới cho biết, chính quyền Mỹ hiện đang tập trung cụ thể vào nỗ lực chia rẽ Nga và Iran. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, để thuyết phục ông Putin phá vỡ liên minh với giới chức Iran là điều vô cùng khó khăn.

Ông Trump cũng không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên theo đuổi chiến lược này. Trong quá khứ, chính quyền Obama từng dành nhiều năm để làm điều tương tự, đặc biệt trong vấn đề Syria, nhưng rốt cuộc, những gì Washington được chứng kiến chỉ là việc Moscow và Tehran tăng cường các hoạt động quân sự của họ để củng cố thế đứng vững chắc của chế độ Damascus.

chinh quyen tong thong trump tim cach chia re nga va iran nhu the nao hinh 2
Đại diện Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Kazakhstan, Liên Hợp Quốc và Iran trong cuộc đàm phán hòa bình Syria ở Astana. (Ảnh: Getty) 

Dimitri Simes, một chuyên gia về Nga và là Chủ tịch Trung tâm vì quyền lợi quốc gia ở Washington nhận định: “Nếu điện Kremlin giảm cung cấp vũ khí cho Iran thì đó là tín hiệu cho thấy họ mong đợi Mỹ nới lỏng đáng kể các biện pháp trừng phạt. Người Nga không tin vào những gì cho không biếu không”.

“Vấn đề là liệu ông Putin đã sẵn sàng từ bỏ Ayatollah Khamenei (lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran - ND) hay chưa. Tôi rất nghi ngờ về khả năng này”, Michael Ledeen, một học giả là tư vấn cho Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump nói.

Có thể nói, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thành công trong việc “cứu” chế độ Tổng thống Syria Bashar Al-Assad khỏi sự sụp đổ nhưng những gì trên thực địa cho thấy, dường như điện Kremlin đang quan tâm nhiều đến việc củng cố sự hiện diện quân sự lâu dài ở Syria và không nhất thiết phải xem ông Assad như đối tác duy nhất.

Ngược lại, Iran hoàn toàn “trung thành” với ông Assad. Thậm chí, theo đánh giá của giới phân tích, bất kỳ nhà lãnh đạo nào trong tương lai nào của Syria, dù đó có là người thân cận của ông Assad đi chăng nữa thì cũng không thể nhận được sự “tin tưởng đặc biệt” từ phía chính quyền Tehran như những gì ông Assad đang có.

Bình luận về mục đích mà Nga và Iran đang theo đuổi ở Syria, Fred Hof, một quan chức ngoại giao, người giám sát chính sách Syria trong nhiệm kỳ đầu của cựu Tổng thống Obama cho rằng: “Nga hoàn toàn nhận thức được những tồn tại trong chế độ Assad và biết rằng, họ không thể có một sự hiện diện quân sự dài hạn trong khu vực với chính quyền hiện tại ở Syria. Về phía Iran, họ không tìm thấy ai chấp nhận lệ thuộc vào họ như chính quyền Assad”.

Chính sách của Mỹ chia rẽ Nga và Iran sẽ thất bại?

chinh quyen tong thong trump tim cach chia re nga va iran nhu the nao hinh 3
Các quan chức Quốc phòng Nga - Iran trong một cuộc họp. (Ảnh: Sputnik)

Nhìn lại quá khứ, trong nhiệm kỳ đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ, ông Obama đã thành công trong chiến lược chia rẽ Nga và Iran khi thuyết phục được Tổng thống Nga thời điểm đó là ông Dmitry Medvedev ủng hộ lệnh trừng phạt cứng rắn của Liên Hợp Quốc đối với các hoạt động hạt nhân của Iran.

Moscow cũng trì hoãn việc cung cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến cho Iran, làm dấy lên tranh cãi ngoại giao giữa hai nước. Đổi lại, Mỹ hoãn việc triển khai hệ thống phòng thủ ở châu Âu mà Nga cho rằng làm suy yếu vị trí chiến lược của Moscow.

Tuy nhiên, căng thẳng giữa Nga và Mỹ bùng lên sau khi ông Putin trở lại làm Tổng thống Nga vào năm 2012. Một số chuyên gia về Nga tại Washington cho biết, họ tin rằng, giờ đây, ông Putin có thể sẽ đòi hỏi một cái giá rất đắt cho bất kỳ động thái nào “xa rời” Iran.

Cụ thể, ngoài việc phải nới lỏng các biện pháp trừng phạt, ông Putin muốn Mỹ đảm bảo không tiếp tục lớn tiếng chỉ trích những động thái của Nga ở Ukraine và trì hoãn việc mở rộng kết nạp các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gần biên giới Nga.

Nói về khả năng thành công của chiến lược mà chính quyền Tổng thống Trump đang theo đuổi, báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở ở Washington cảnh báo: “Bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ để phá hoại vị thế của Iran tại Syria qua việc chia rẽ đồng minh Nga – Iran chắc chắn sẽ thất bại”.

Chính sách tiếp cận mới của chính quyền của ông Trump đã làm dấy lên những quan ngại rằng, Iran và Mỹ có thể xảy ra xung đột quân sự. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ tỏ tin tưởng rằng, Nhà Trắng có thể nhận được sự tôn trọng từ Điện Kremlin nếu họ có thể thực hiện được cam kết của mình.

“Iran vẫn tiếp tục các hoạt động trong khu vực… điều này là không phù hợp, không thể chấp nhận được và vi phạm các chuẩn mực cũng như gây ra bất ổn”, một quan chức Mỹ cho biết, “Iran sẽ phải tự đưa ra phản ứng của họ liên quan đến các hoạt động của Mỹ và họ được lựa chọn”./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top