Theo bà Searight, Việt Nam đã đối phó với dịch bệnh khá tốt khi chỉ có 268 ca nhiễm trên tổng số 95,5 triệu người và chưa có trường hợp tử vong nào.
Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế Amy Searight đã có bài phân tích về những nỗ lực đối phó với Covid-19 ở Đông Nam Á. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh tới tính hiệu quả của những hoạt động phòng chống dịch ở Việt Nam.
Bà Amy Searight, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ). Ảnh: Zing |
Bài viết đề cập tới ảnh hưởng về y tế công cộng mà Covid-19 gây ra cho khu vực Đông Nam Á cũng như các bước mà chính phủ đã thực hiện để đối phó với đại dịch. Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 và số ca mắc đã tăng cao trong tuần qua tại các nước bao gồm Indonesia, Philippines, Malaysia, Myanmar và Singapore. Riêng Thái Lan và Việt Nam ghi nhận số ca mắc mới hàng ngày giảm, điều đó cho thấy hai nước này đang có tiến triển trong việc làm phẳng đường cong.
Singapore và Việt Nam đã sớm thực hiện các biện pháp đối phó với bùng phát dịch ban đầu và dường như đã kiểm soát được dịch bệnh. Hai nước này đã thực hiện giám sát chặt chẽ, truy tìm tiếp xúc và cách li người mắc bệnh hoặc những người từng tiếp xúc với nguồn bệnh, mặc dù theo các cách khác nhau. Tuy nhiên, số ca mắc tăng đột biến trong tuần qua đã khiến Singapore mất đi hình ảnh là một nước đi đầu trên thế giới về kiểm soát dịch bệnh. Singapore thậm chí đã vượt qua Indonesia trở thành nước có số ca mắc Covid-19 được xác nhận cao nhất ở Đông Nam Á.
Trong khi đó, Việt Nam đã đối phó với dịch bệnh khá tốt khi chỉ có 268 ca mắc trên tổng số 95,5 triệu người và chưa có trường hợp tử vong nào. Ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu, Việt Nam đã đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu và trường học cũng như tiến hành cách li quy mô lớn. Công tác giám sát được tăng cường nhằm giúp phát hiện sớm người nhiễm bệnh và những người từng tiếp xúc với nguồn bệnh. Chính phủ Việt Nam cũng huy động các y bác sỹ đã về hưu và các sinh viên trường y tham gia chống dịch, trong khi đó nhiều doanh nghiệp đã triển khai các máy phát gạo tự động hỗ trợ những người mất việc.
Bài viết cho biết, Việt Nam từng bị ảnh hưởng bởi dịch SARS năm 2003 và do đó quyết tâm chuẩn bị tốt hơn cho đại dịch tiếp theo. Chính phủ Việt Nam được quản lý tập trung, đoàn kết và được tổ chức tốt. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng liên kết hiệu quả với người dân trong nỗ lực đối phó với dịch bệnh.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.