Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 10 tháng 11 năm 2016 | 4:21

Colombia dạy người dân làm thực phẩm sạch

Colombia được biết đến là nước sản xuất cà phê lớn thứ tư thế giới và cũng nhà sản xuất cà phê chất lượng cao Arabica “dịu sạch” lớn nhất thế giới.

Colombia dạy người dân làm thực phẩm sạch 
Một nông trại cà phê tại Colombia - Ảnh: colombia-politics

Tuy nhiên, do tác động thời tiết xấu, động đất xảy ra thường xuyên, tỉ giá đồng Peso tăng, giá cà phê thế giới giảm trong giai đoạn 2000-2004 khiến nhiều nông dân từ bỏ quê nhà, lên các thành phố lớn tìm việc.

Những người ở lại thiếu nguồn lực để hoạt động, thiếu vốn để duy trì sản xuất, trồng trọt, làm tê liệt nền nông nghiệp nước nhà, khó khăn bủa vây người nông dân. Thế mà họ cũng vượt qua, vượt qua để phát triển.      

Nông trại hữu cơ nhỏ, tạo sự thay đổi lớn

Lúc trước, nhiều nông dân tại Colombia thiếu sự quan tâm đến vấn đề nông nghiệp hữu cơ, vì cho rằng tốn kém và khó khăn. Đặc biệt hơn trong giai đoạn khủng hoảng thị trường cà phê thế giới, nền nông nghiệp Colombia ở bên bờ vực thẳm.

“Nông nghiệp Colombia không chỉ đắng vì cà phê mà còn nhiều vị đắng khác, nhưng không vì thế họ chọn việc sản xuất bẩn", tờ theo Commodities viết.

Những người nông dân bản địa đã “sáng” trong khó khăn, nhận thức được tầm quan trọng của “nông sản sạch” trên con đường phát triển nông nghiệp lâu dài. Từ đó, những nông trại cà phê nhỏ được trồng hữu cơ ra đời, vực dậy ngành nông nghiệp nước nhà.

Năm 2006, đại diện của một trong những đối tác với Equal Exchange có chuyến viếng thăm khu canh tác ASPROCAFE. Ông Zoraida Castillo, Giám đốc Chương trình LWR - một chương trình hỗ trợ trồng cà phê, trà, ca cao trên thế giới - quyết định chi 66.000 USD để hỗ trợ dự án cà phê sạch trong 2 năm.

Chương trình cà phê hữu cơ thay thế những cây cà phê già cỗi bằng giống mới, tốt hơn cho năng suất cao, tăng mật độ cây. Người dân tại đây được khuyến khích việc trồng cây ăn trái, được hỗ trợ kỹ thuật, phổ cập kiến thức về vấn đề thực hành an toàn với môi trường, bảo vệ nguồn nước và làm giàu chất dinh dưỡng cho đất.

Theo đó, LWR còn thành lập quỹ cho những hộ nông dân nhỏ ở ASPROCAFE được trích từ mỗi kg cà phê, trà, cacao mà LWR thu mua tại đây. Phụ nữ được dạy làm vườn hữu cơ, làm thuốc trừ sâu tự nhiên, tạo ra phân bón hữu cơ từ phân gia súc, học cách tạo khí đốt trong nấu nướng từ bã cà phê.

Chàng sinh viên học ngành kỹ sư nông nghiệp Andres Mauricio sống cùng mẹ mình, rất tự hào với những điều mà người dân thôn làng hướng đến. Họ dũng cảm đi ngược với phong trào nông nghiệp của những năm 1960 - sử dụng các hóa chất và công nghệ để tăng sản lượng lương thực, làm ô nhiễm nguồn nước, bạt màu đất đai.

Nông trại của nhà Andres có khu ươm giống mới cà phê, trồng xen kẽ cà phê với các loại cây họ cam quýt, chuối, bơ và các loại cây ăn quả khác, để cung cấp bóng mát cho cà phê, tạo môi trường sống cho các loài chim.

Cà chua hữu cơ, dưa leo, hành tây, củ cải - tất cả được trồng hữu cơ theo hàng, xen kẽ với các loại thảo mộc, hương thảo, cây xô thơm, bạc hà, rau mùi và cây thuốc. Andres còn trồng một số loại cây cho hương thơm, để chống côn trùng phá hoại, đồng thời có thể sử dụng chúng làm phân bón hữu cơ cho cà phê.

Như vậy, các hộ nông dân tại Embara Chambi đã tạo ra sự thay đổi lớn cho nền nông nghiệp nước nhà. Mọi nông sản dường như được sản xuất theo phương thức hữu cơ, sạch và xanh.

Sản xuất nông sản sạch, nhà nông phải học…

“Người tiêu dùng thường đổ lỗi cho nhà nông về vấn đề an toàn thực phẩm. Nhưng rõ ràng, chúng tôi cần được chỉ dẫn, đào tạo hơn là phê phán”, Doña Lucia - một bà mẹ độc thân nuôi năm đứa con tại Riosucio, Colombia tâm sự. “Tôi từng không biết gì về chăn nuôi theo kế hoạch. Tôi chưa bao giờ trồng trọt thứ gì bằng máy móc, dù đó là một cây cà chua", bà nói thêm.

Nhưng rồi, Lucia cũng nhận ra điều quan trọng. “Làm nông phải có kế hoạch canh tác, phải có chiến lược rõ ràng trong việc phát triển ngắn-trung-dài hạn, phải thay đổi phương pháp sản xuất, nhưng vẫn giữ lại nét truyền thống, đặc trưng vùng miền".  Điều cô Doña Lucia suy nghĩ cũng là điều mà 3.000 nông dân tại Embara Chambi, khu ngoại ô Riosucio, Caldas, Columbia nghĩ đến.

Để có cuộc sống tốt hơn, người bạn của đất, của nước cần phải học cách làm nông, , học cách áp dụng khoa học kỹ thuật để năng suất, học cách để sản xuất ra những thực phẩm nông sản sạch, tạo lòng tin cho người tiêu dùng.

Các hộ nông dân cùng nhau hợp thành các khu canh tác ASPROCAFE, tại đây họ được dạy kỹ năng làm nông, được giới thiệu những hạt giống mới và nhận được khoản vay từ các quỹ đầu tư nông nghiệp phát triển.

Khó mà tin vào mắt khi chứng kiến nông trại chỉ chưa đầy nửa hecta của Lucia đầy ấp bụi cây cà phê, cây ăn quả, rau, thảo mộc và cây thuốc. "Tôi nợ tất cả mọi thứ ở ASPROCAFE", cô lặp đi lặp lại. "Họ đã cứu sống tôi, cho tôi cuộc sống mới đầy tươi đẹp.”

Với Doña Ana Bañol là câu chuyện khác, một phụ nữ không biết làm nông sống trong một căn lều, bao quanh là khoản vườn xơ sát, bạt màu, bên dưới chỉ là nền đất khô cằn cõi. Cuộc sống của cô tưởng chừng như kết thúc ảm đạm. Nhưng mọi thứ thay đổi trong một lần cô đến tham quan mô hình trồng trọt ASPROCAFE.

Dành ra 2 năm học và làm, trao dồi kiến thức và kinh nghiệm làm nông, cô đã đủ tiền để xây nhà, sản xuất, thậm chí đoạn đường núi dẫn đến nhà cô đâu đâu cũng là chậu hoa cúc và phong lữ thảo sáng màu. Giờ đây, nông trại Anna là những vườn rau hữu cơ xanh ngắt, những hàng cà phê gọn gàn, xen kẽ các chuồng gia súc: lợn, gà và thỏ, được chăn nuôi hữu cơ, hoàn toàn sạch.

"Tôi cũng đang trồng mía đường, đậu và ngô. Bây giờ tôi ít khi vào thị trấn. Tất cả mọi thứ tôi cần, đều có ngay trên chính trang trại của mình. Dầu ăn và muối là những điều duy nhất tôi cần phải mua”, Anna chia sẻ .

Rõ rành, mọi người nói rất khó để làm nông theo phương pháp hữu cơ, nhưng các nhà nông Colombia đã làm được và làm tốt điều đó. “Không phải chúng tôi đặc biệt, chỉ điều được sự giúp đỡ từ khu canh tác hợp tác xã, cùng nhau tạo dựng thành công lòng tin với các mối quan hệ đối tác. Chúng tôi cảm thấy vui mừng về tương lai bởi mọi thứ đều có thể xảy ra khi chúng ta cố gắng làm tốt", ông Don Roberto Motato, chủ một nông trại cà phê cho biết.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top