Số người nhiễm chủng virus corona mới (2019 nCoV) tại Trung Quốc đã vượt qua con số 17.200 người, trong đó 2.829 ca nhiễm mới và 57 trường hợp tử vong.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới tại bệnh viện ở Trùng Khánh, Trung Quốc, ngày 1/2/2020. (Nguồn: THX/TTXVN)
Theo số liệu cập nhật, tính đến sáng 3/2, số người nhiễm chủng virus corona mới (2019 nCoV) tại Trung Quốc đã vượt qua con số 17.200 người, trong đó 2.829 ca nhiễm mới và 57 trường hợp tử vong.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại đã có tổng số 361 trường hợp tử vong tại Trung Quốc và 1 trường hợp tại Philippines.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết trong số 57 ca tử vong mới, có tới 56 ca ở tỉnh Hồ Bắc.
Trước đó, chiều 2/2, một máy bay quân sự Bồ Đào Nha đã được điều đến tỉnh Hồ Bắc để đưa một nhóm công dân nước này đang mắc kẹt tại đây về nước trong bối cảnh virus nCoV đang diễn biến hết sức phức tạp.
Bộ trưởng Y tế Bồ Đào Nha Marta Temido cho biết tất cả 20 công dân đã được sơ tán khỏi vùng "tâm dịch" và đều đồng ý cách ly trong vòng 14 ngày, coi đây là biện pháp đề phòng sau khi một số công dân châu Âu được thông báo nhiễm virus nCoV.
Luật pháp Bồ Đào Nha quy định bệnh nhân chỉ bị giữ lại bệnh viện khi mắc các bệnh về tâm thần, có nghĩa là 20 trường hợp trên sẽ tự cách ly một cách tự nguyện.
Tất cả số công dân Bồ Đào Nha nói trên, trong đó có 2 nhân viên ngoại giao, được chỉ định tiến hành nhiều xét nghiệm khác nhau trước khi máy bay cất cánh và sau khi hạ cánh để theo dõi các triệu chứng nếu có.
Trước đó, một nhóm 250 người thuộc 30 quốc tịch khác nhau từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc cũng đã được đưa về căn cứ quân sự Istres ở tỉnh Bouches-du-Rhône, miền Nam nước Pháp.
Trong số này có khoảng 50 trẻ em. Sau khi hạ cánh, khoảng 20 hành khách được giữ lại sân bay vì có các triệu chứng nhiễm virus.
Các xét nghiệm được thực hiện ngay buổi tối dưới sự giám sát của các bác sỹ quân y./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…