Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 26 tháng 5 năm 2021 | 13:39

Đại dịch Covid-19 và hệ lụy thiếu an ninh lương thực

Theo một nghiên cứu mới đây, gần 7/10 người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương đã phải đối mặt với tình trạng thiếu an ninh lương thực lần đầu tiên trong đời trong những tháng gần đây.

t27.jpg
Dịch Covid-19 khiến nhiều nước đối mặt nguy cơ thiếu lương thực (SGGP).

 

Thiếu an ninh lương thực được định nghĩa là tình trạng thiếu các nguồn lực tài chính để mua thực phẩm ở cấp hộ gia đình và tình trạng này được dự báo sẽ trở nên trầm trọng hơn do đại dịch Covid-19.

Nghiên cứu được thực hiện bởi OnePoll, đại diện cho Herbalife Nutrition và Feed the Chilren, tìm hiểu sâu về xu hướng dinh dưỡng của các hộ gia đình trong thời kỳ đại dịch thông qua việc khảo sát 2500 người tiêu dùng tại 5 thị trường ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Hồng Kông (Trung Quốc), Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.

Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực

Ông Stephen Conchie, Phó chủ tịch Cấp cao kiêm Giám đốc Điều HànhHerbalife Nutrition Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: Chúng tôi thấy tình trạng thiếu an ninh lương thực đã ảnh hưởng lớn đến các bậc phụ huynh trong thời kỳ đại dịch vì họ không có nhiều lựa chọn an toàn khi muốn mua các loại thực phẩm tươi và lành mạnh cũng như không có đủ tiền để mua thực phẩm cần thiết. Nhiều cha mẹ cũng lo lắng về ảnh hưởng của đại dịch đến sức khỏe lâu dài của con cái họ.

“Vì tình trạng thiếu an ninh lương thực và dinh dưỡng kém có liên quan đến một số bệnh mạn tính, nhu cầu cấp bách hiện nay là cần cung cấp cho các gia đình và trẻ em nhiều lựa chọn bữa ăn an toàn với giá cả phù hợp để giảm bớt mối lo ngại về an ninh lương thực trong dài hạn. Với mục tiêu này, sáng kiến NFZH (Dinh dưỡng để không còn đói) của Herbalife Nutrition là một trong những cách chúng tôi phối hợp và chia sẻ nguồn lực với các tổ chức phi lợi nhuận nhằm mang đến sự thay đổi cần thiết đó”, ông cho biết thêm.

Thay đổi trong hành vi mua thực phẩm

Với 68% người tiêu dùng tại khu vực châu A - Thái Bình Dương lần đầu tiên phải đối mặt với những lo ngại về vấn đề an ninh lương thực trong thời kỳ đại dịch, gần một nửa (52%) người tiêu dùng khu vực này cũng bắt đầu chọn mua các loại thực phẩm có giá rẻ hơn.

Người được khảo sát cũng chia sẻ rằng, họ  bắt đầu mua sắm tại các cửa hàng khác có giá rẻ hơn (40%), bỏ bữa (34%) hoặc nhận hỗ trợ thực phẩm từ ngân hàng lương thực hay trung tâm cộng đồng địa phương (32%).

Khó khăn trong duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh

Mặc dù vấn đề lớn nhất về dinh dưỡng và thực phẩm của tất cả những người được khảo sát là không thể duy trì một chế độ ăn uống cân bằng trong thời kỳ đại dịch (34%), vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa người được khảo sát đã là cha mẹ so với những người chưa là cha mẹ, bao gồm:

Thiếu khả năng tiếp cận trái cây và rau củ (40% đối với bậc cha mẹ so với 24% đối với  người chưa là cha mẹ).

Thiếu các lựa chọn thực phẩm an toàn (39% đối với  bậc cha mẹ so với 26% ở người chưa là cha mẹ).

Không đủ tiền để mua thực phẩm cần thiết (33% đối với bậc cha mẹ so với 22% ở người chưa là cha mẹ).

Lo lắng về ảnh hưởng  đến sức khỏe

9 trong số 10 phụ huynh châu Á - Thái Bình Dương (90%) được khảo sát lo lắng rằng con họ sẽ bị ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe  bởi tình trạng thiếu an ninh lương thực trong thời kỳ đại dịch. Vì hầu hết trẻ em (70%) hiện đang học trực tuyến ở nhà, 63% phụ huynh được khảo sát lo lắng rằng con cái họ không hấp thụ được đầy đủ tất cả chất dinh dưỡng cần thiết do việc tiếp cận các bữa ăn ở trường bị gián đoạn. Như vậy, phần lớn (73%) phụ huynh phải chuẩn bị đồ ăn trưa cho con cái của họ vào buổi trưa hoặc trước khi đi làm.

Để đảm bảo có thể duy trì một chế độ ăn uống cân bằng trong thời kỳ đại dịch cho trẻ em, khoảng một nửa số phụ huynh (55%) cho rằng, Chính phủ nên hỗ trợ  họ thông qua việc chấp thuận thời gian làm việc linh hoạt để hỗ trợ các các bậc cha mẹ có đủ thời gian chuẩn bị bữa ăn lành mạnh và đầy đủ cho con mình. Các giải pháp phổ biến khác là trường học cung cấp công thức nấu ăn lành mạnh và dễ thực hiện cho phụ huynh để áp dụng (43%) và sử dụng dịch vụ giao đồ ăn tại nhà để giúp gia tăng các lựa chọn thực thẩm lành mạnh (31%).

 

 

Đăng Quang
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top