Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 27 tháng 4 năm 2022 | 9:56

Để sâm Ngọc Linh từ “Quốc bảo” đến hàng hóa: Cần sự gắn kết

Sâm Ngọc Linh luôn được chính quyền, người dân hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum chú trọng bảo tồn, phát triển. Diện tích cây dược liệu quý hiếm này ngày càng mở rộng; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con địa phương.

Tuy nhiên, công tác bảo tồn nguồn gen, chế biến các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh vẫn còn nhiều hạn chế, cần sớm có giải pháp tháo gỡ…

Chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Sau khi Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030 được Chính phủ thông qua, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh. Bước đầu, đã có 30 nhóm hộ, với 467 hộ và 13 tổ chức, doanh nghiệp ký hợp đồng thuê môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh, với diện tích hơn 800ha.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam Phạm Viết Tích cho biết, thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển, nghiên cứu và cung ứng cây giống sâm Ngọc Linh luôn được tỉnh chú trọng. Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam đã tổ chức gieo ươm bằng nguồn hạt thu hái tại chỗ, sản xuất được hơn 205 nghìn cây giống. Nguồn cây giống này dùng trồng mới nhằm phát triển vườn sâm gốc; đồng thời cung ứng 50.857 cây giống sâm Ngọc Linh cho người dân và doanh nghiệp tại huyện Nam Trà My.

Hiện, diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Nam khoảng 16.000ha và đã trồng được gần 10.000ha. Giá trị sản phẩm cây sâm Ngọc Linh tăng, trong đó, nhiều sản phẩm được chứng nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ ba sao trở lên. Cơ sở hạ tầng vùng trồng sâm và lân cận được đầu tư nâng cấp; đời sống người trồng sâm được cải thiện đáng kể, nhiều hộ thu hàng tỷ đồng từ sâm Ngọc Linh.

Phát triển cây sâm Ngọc Linh được tỉnh Kon Tum đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, diện tích cây “quốc bảo” của tỉnh đạt khoảng 4.500ha như Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020- 2025 đề ra thì đang còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải được nhanh chóng tháo gỡ.

 

12up.jpg
Cán bộ Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh thuyết trình về quy trình trồng sâm Ngọc Linh.

  

Ông Vương Văn Mười, Phó chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, cho biết, để trồng được cây sâm Ngọc Linh, cần khơi thông nguồn vốn tín dụng giúp người dân có tiền đầu tư. “Hiện nay, một lon hạt giống sâm trên thị trường bán giá 125 triệu đồng. Đây là một khó khăn đối với hộ nghèo muốn phát triển diện tích sâm để xóa đói giảm nghèo. Còn đối với nguồn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội thì hàng năm vẫn được ngân hàng Trung ương ủy thác về cho tỉnh, tỉnh ủy thác về huyện để cho bà con vay. Tuy nhiên số lượng nguồn vốn còn giới hạn”, ông Mười nói. 

Theo ông Đoàn Trọng Đức, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum, hiện, cây sâm Ngọc Linh chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Các quy chuẩn kỹ thuật về trồng cây sâm mỗi địa phương ban hành một quy chuẩn tạm thời. Quảng Nam cũng có quy chuẩn kỹ thuật và Kon Tum cũng có quy chuẩn kỹ thuật. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật. Thứ hai, phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh ngoài áp dụng các quy trình kỹ thuật về xuất xứ nguồn gốc hiện tại thì chúng ta cũng chưa ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm định, kiểm nghiệm về cây sâm Ngọc Linh để phân biệt với các sâm khác”.

Cần sự gắn kết

Công tác bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc. Tình trạng mua bán sâm giả, kém chất lượng làm ảnh hưởng lớn đến uy tín, thương hiệu sâm Ngọc Linh. Mặt khác, nguồn cung ứng giống sâm Ngọc Linh để mở rộng diện tích vẫn thiếu; chi phí đầu tư cho sản xuất sâm Ngọc Linh rất lớn (khoảng 8-12 tỷ đồng/ha), do vậy, việc đầu tư của các hộ gia đình, các doanh nghiệp để trồng sâm còn hạn chế.

Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa công nhận là cây trồng chính khiến cho công tác quản lý cây giống sâm Ngọc Linh gặp nhiều khó khăn. Việc cấp mã số chứng nhận cơ sở nuôi trồng sâm Ngọc Linh vẫn còn nhiều bất cập do không chứng minh được nguồn giống hợp pháp.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho biết, để phát huy hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, sắp tới, tỉnh tập trung triển khai quy hoạch chi tiết vùng trồng sâm Ngọc Linh; tiếp tục xúc tiến đầu tư, thu hút doanh nghiệp có tiềm năng, kinh nghiệm trồng và chế biến các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.

Quảng Nam sẽ tăng cường thúc đẩy nghiên cứu đánh giá tính phù hợp, hiệu quả cây sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô và di thực sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh để tiến đến thu hút doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất cây giống, tạo nguồn giống đa dạng, đáp ứng nhu cầu bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Phó chi cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum Nguyễn Hoài Tâm cho biết, chủ trương của Kon Tum là phát triển sâm Ngọc Linh theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh, góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm của tỉnh. Tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách về đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh gắn với chế biến; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển về diện tích và sản lượng, sớm đưa sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực quốc gia, có vị thế hàng đầu trong nước và hướng tới khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Tỉnh phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 10 nghìn hecta với 100 triệu cây sâm Ngọc Linh.

Tuy nhiên, thực tế thấy, việc phát triển cây sâm Ngọc Linh và sản phẩm từ sâm Ngọc Linh chưa có một kế hoạch tổng thể, chưa tạo ra sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các nguồn lực. Do vậy, các bộ, ngành liên quan cần sớm xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển sâm Ngọc Linh giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến năm 2045.

 

Sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) tại vùng núi Ngọc Linh thuộc các huyện Nam Trà My (Quảng Nam) và Đăk Glei, Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Do vậy, việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành nhiệm vụ rất quan trọng đối với chính quyền và người dân địa phương.

 

 

Vân Nhi
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top