Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ ba, ngày 1 tháng 11 năm 2016 | 4:41

Địa Trung Hải có nguy cơ biến thành sa mạc

Miền Nam Tây Ban Nha rất có thể sẽ trở thành một sa mạc Sahara khi hiện tượng nóng lên toàn cầu đạt đến 1,5 độ C kể từ thời kì tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750).

Đó là kết luận của một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học có tiêu đề “Biến đổi khí hậu: Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái lưu vực Địa Trung Hải”. Theo phân tích, nếu lượng phát thải khí nhà kính tiếp tục không suy giảm và sự nóng lên toàn cầu đạt 2 độ C, sự sa mạc hóa có thể xảy ra tại nhiều khu vực xung quanh Địa Trung Hải vào cuối thế kỷ này, làm thay đổi hệ sinh thái chưa từng thấy trong 10.000 năm qua.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra lõi phấn hoa từ các trầm tích trong Holocen, kỷ nguyên địa chất mà bắt đầu từ hơn 10.000 năm trước đây. Họ so sánh với các thông tin từ các điều kiện trong quá khứ để dự đoán về khí hậu và thảm thực vật trong tương lai theo nhiều kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau. Sự nóng lên đến hơn 2 độ C có thể gây ra một sự mở rộng của các sa mạc ở Nam Âu, Bắc Phi và Trung Đông.

Khu vực Địa Trung Hải đã ấm lên với tốc độ nhanh hơn so với các khu vực còn lại của thế giới. Kể từ năm 1880, đất và bề mặt đại dương đã có nhiệt độ trung bình đã tăng 0,85 độ C, trong đó lưu vực Địa Trung Hải đã tăng 1,3 độ C.

Joel Guiot, chuyên gia nghiên cứu cổ khí hậu học tại Trung tâm châu Âu về Nghiên cứu và Giáo dục Geoscience ở Aix-en-Provence, Pháp, cũng là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Thông điệp chính của nghiên cứu này là duy trì sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C. Chúng ta cần phải giảm lượng phát thải khí nhà kính rất một cách nhanh chóng, và cần phải bắt đầu ngay từ bây giờ để đạt mục tiêu không cacbon vào năm 2050 chứ không phải đến cuối thế kỉ này”.

Hồng Nhung/Theo Inhabitat, Xây dựng

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top