Dịch Ebola bùng phát ở Congo đặt các nước láng giềng vào tình trạng báo động. WHO khuyến cáo công tác chống dịch sẽ khá phức tạp.
Dịch Ebola bùng phát ở Cộng hòa Dân chủ Congo đã đặt các nước láng giềng vào tình trạng báo động và Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo công tác chống dịch sẽ khá phức tạp.
Ngày 24/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố chính thức chấm dứt dịch Ebola tại Congo. Nhưng chỉ trong một tuần sau, ổ dịch mới xuất hiện với ca mắc đầu tiên được ghi nhận hôm 1/8.
Kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm ban đầu cho thấy, một loạt ca mắc Ebola xảy ra tại tỉnh Bắc Kivu, miền Đông Congo. Hiện chưa có bằng chứng về mối liên hệ giữa 2 ổ dịch, song theo một quan chức của WHO, vi-rút trong 2 ổ dịch này có chung một chủng Zaire, chủng có tỷ lệ tử vong cao.
Tỉnh Bắc Kivu có chung đường biên giới với Ruanda, Uganda và có lưu lượng người qua lại vùng mậu biên khá lớn. Tỉnh Bắc Kivu cũng là nơi tạm trú của hơn 1 triệu người đến sơ tán từ khu vực đông bắc, do bạo lực sắc tộc. Một nguy cơ đặt ra là những người tỵ nạn này có thể hướng tới các nước láng giềng và mang theo mầm dịch Ebola.
WHO khuyến cáo, cần thực hiện các biện pháp giám sát bổ sung tại các cửa khẩu. Cơ quan y tế tại Ruanda, Tanzania, Uganda cảnh báo công dân bình tĩnh và có biện pháp phòng chống./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…