Kể từ ngày 20/2/2019, du khách xuất cảnh từ Việt Nam khi nhập cảnh Đài Loan (Trung Quốc), nếu mang theo chế phẩm từ thịt lợn sẽ bị phạt hành chính.
Sau khi Việt Nam thông báo chính thức phát hiện một số ổ dịch tả lợn châu Phi tại hai địa phương ở miền Bắc (Hưng Yên, Thái Bình), theo thông báo của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Cục kiểm dịch và phòng dịch động thực vật thuộc Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan ra thông báo cho biết:
Việt Nam là nước thứ 3 ở châu Á, sau Trung Quốc và Mông Cổ, và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á phát hiện dịch tả lợn châu Phi, vì vậy kể từ 00h ngày 20/2/2019, tất cả các du khách xuất cảnh từ Việt Nam khi nhập cảnh Đài Loan (Trung Quốc), nếu bị phát hiện mang theo các chế phẩm từ thịt lợn sẽ bị phạt hành chính lần đầu là 200.000 đài tệ (tương đương 6.500 USD); vi phạm lần 2 sẽ bị nâng mức phạt hành chính lên 1 triệu đài tệ (tương đương 33.000 USD); trong trường hợp không nộp đủ tiền phạt sẽ bị cơ quan di trú Đài Loan từ chối cho phép nhập cảnh.
Do đó, trong thời gian tới, khi nhập cảnh Đài Loan, công dân Việt Nam cần lưu ý và tuân thủ những quy định nêu trên của Đài Loan (Trung Quốc) để tránh phát sinh sự cố đáng tiếc.
Để nhận được sự hỗ trợ trong trường hợp cần trợ giúp, đề nghị liên hệ theo số đường dây nóng Bảo hộ công dân của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc là: +886988579362 hoặc số điện thoại của Tổng đài Bảo hộ công dân là: +84981 84 84 84.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…