Năm 2020, ngành Nông nghiệp và PTNT phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song toàn ngành đã “bứt tốc” thu về những kết quả đáng ghi nhận.
Kinh tế nông thôn ghi lại những điểm mới trong hoạt động xuất khẩu năm qua của ngành.
1.Tăng trưởng GDP toàn ngành 2,65%
Bất chấp một năm khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19, dịch bệnh trên vật nuôi - cây trồng phức tạp, biến đổi khí hậu khó lường, năm 2020, ngành Nông nghiệp và PTNT tiếp tục cho thấy vai trò sống còn trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và là bệ đỡ quan trọng cho nền kinh tế.
Trong bối cảnh khó khăn, ngành Nông nghiệp và PTNT đã vừa phát triển ngành, vừa phòng, chống tốt dịch bệnh... Nhờ vậy, năm 2020, toàn ngành đã đạt được những kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%.
Đối với chăn nuôi, theo số liệu thống kê, sản lượng thịt các loại năm 2020 đạt 5,27 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm 2019; sữa tươi đạt trên 1,1 triệu tấn, tăng 12,9%; trứng 14,15 tỷ quả, tăng 6,6%. Trong khi đó, tổng sản lượng thủy sản đạt trên 8,4 triệu tấn, tăng 3,6%.
Mục tiêu của ngành Nông nghiệp và PTNT trong năm 2021: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng khoảng 2,7-3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên 2,8-3,1%, trong đó trồng trọt tăng 1,3%, chăn nuôi tăng 5,7% và thủy sản tăng 3,8%.
Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kỷ lục mới với 41,25 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính ước 18,54 tỷ USD, giảm 0,5%; thuỷ sản 8,47 tỷ USD, giảm 0,8%; lâm sản và đồ gỗ ước đạt trên 12,8 tỷ USD, tăng 13,4%.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tiếp tục duy trì được 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 12 tỷ USD; tôm ước đạt 3,66 tỷ USD; rau quả đạt gần 3,35 tỷ USD; hạt điều đạt 3,24 tỷ USD; gạo 3,07 tỷ USD). Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 10,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2020, các địa phương đánh giá, phân hạng và công nhận 3.200 sản phẩm, vượt 800 sản phẩm so với kế hoạch đề ra. Hội đồng OCOP cấp quốc gia đang tổ chức đánh giá, phân hạng xem xét xếp hạng 43 sản phẩm 5 sao.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm đã tạo sự hưởng ứng lan tỏa mạnh mẽ ở khắp các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các chủ thể sản xuất. Đến hết năm 2020, cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố phê duyệt đề án, kế hoạch OCOP cấp tỉnh. Số lượng địa phương tham gia, số lượng, chất lượng sản phẩm OCOP liên tục tăng.
Một điểm đáng chú ý là, với hơn 1.400 chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP thì có đến 38% số chủ thể là hợp tác xã. Như vậy, Chương trình OCOP đã tạo ra sân chơi, cơ hội để nông dân liên kết, xây dựng hợp tác xã để sản xuất ra sản phẩm. Ở đó có sự nâng cấp về chất lượng, bao bì, mẫu mã, tiêu chuẩn và định hướng thị trường tiêu thụ, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.
Những tỉnh khó khăn lại triển khai Chương trình OCOP rất hiệu quả như Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Bến Tre… Những vùng khắc nghiệt, sản xuất quy mô nhỏ nhưng tạo ra các sản phẩm thực sự đặc hữu, đặc sắc…
Bên cạnh đó, Chương trình OCOP còn tạo điều kiện để các vùng khó khăn, kể cả các hợp tác xã quy mô nhỏ được cạnh tranh bình đẳng. Nhiều chuỗi siêu thị như Big C, VinMart… đều mong muốn có một khu riêng dành cho sản phẩm OCOP.
Việc triển khai chương trình đã đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng mà người dân mong muốn được sử dụng các sản phẩm đặc sản mà được đảm bảo bởi cơ quan quản lý nhà nước. Bởi, mỗi sản phẩm được công nhận phải được xét duyệt qua hội đồng từ cấp huyện, tỉnh đánh giá chi tiết từ vấn đề an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nguồn nguyên liệu…
EVFTA đi vào thực thi từ ngày 1/8/2020, đã và đang mở ra cơ hội đáng kể cho những doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu với đối tác EU. Không chỉ là đàm phán với giá tốt hơn, mà sản lượng cũng có thể tăng lên nhanh nếu doanh nghiệp có đủ năng lực cung ứng và đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Theo đó, một số nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu đã tận dụng được ưu đãi thuế quan và giá cả nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Chỉ hơn 1 tháng sau khi EVFTA có hiệu lực, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, tăng trưởng trong các tháng sau khi EVFTA có hiệu lực tăng từ 17-20% so với tháng trước đó.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tương lai ngắn, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tỷ USD như cà phê, trái cây, gạo, tôm... sang EU sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt. Thậm chí, trong tương lai xa hơn, EU còn là “mảnh đất” màu mỡ để nông sản Việt “đào xới” khi thị trường này có nhu cầu nhập khẩu nông, lâm, thủy sản lớn, chiếm 8,4% tổng trị giá nhập khẩu hàng năm.
Tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới phù hợp với thị trường, sản xuất hàng hóa lớn; nhiều mô hình liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã theo chuỗi được triển khai nhân rộng.
Năm 2020, thành lập mới được 14 Liên hiệp HTX nông nghiệp, 1.555 HTX nông nghiệp, nâng tổng số lên 68 Liên hiệp HTX NN, 17.300 HTX NN; số HTX hoạt động hiệu quả 14.532 HTX; có 1.718 HTX NN ứng dụng CNC; thành lập mới 1.055 doanh nghiệp, nâng tổng số lên trên 13.280 doanh nghiệp nông nghiệp.
Ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ba trục sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng khoa học công nghệ cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như: tôm, cá tra, sản phẩm gỗ…; nhiều nhà máy chế biến đã đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả.
Năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ thành lập 2 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC); các địa phương công nhận 11 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC; có 53 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC, tăng 11 doanh nghiệp so với năm 2019.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.