Cơ quan điều tra đã đóng băng tài khoản của công ty sản xuất, làm giả vaccine cũng như tài khoản của các cá nhân liên quan.
Ngày 29/7, cơ quan điều tra thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã đề nghị Viện kiểm sát thành phố Trường Xuân phê chuẩn lệnh bắt giữ 18 người trong vụ bê bối vaccine tại Trung Quốc với tội danh sản xuất, làm giả vaccine, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty nghiên cứu kỹ thuật sinh học Trường Sinh (Changsheng Biotechnology Co. Ltd.) Cao Tuấn Phương.
Đây được coi là thủ tục pháp lý cơ bản sau khi cơ quan điều tra đã bắt giữ và xác minh được tội danh ban đầu của những người trên.
Cơ quan điều tra đã đóng băng tài khoản của công ty Trường Sinh cũng như tài khoản của các cá nhân liên quan.
Trước đó, Tổ điều tra của Quốc vụ viện về vụ bê bối vaccine tại công ty nghiên cứu kỹ thuật sinh học Trường Sinh cho biết, sau quá trình điều tra đã cơ bản làm rõ vụ việc sản xuất vaccine phòng bệnh dại giả, kém chất lượng của công ty Trường Sinh.
Để hạ thấp giá thành sản xuất và nâng cao tỷ lệ thành công trong việc chế tạo vaccine phòng bệnh dại, công ty Trường Sinh đã sử dụng nguyên liệu quá hạn, pha trộn các thành phần hoạt tính không đúng quy trình, sửa đổi kết quả thí nghiệm vaccine trên chuột trong giai đoạn sản xuất nguyên liệu gốc thành kết quả thí nghiệm sau khi sản xuất thành công vaccine... Đồng thời để che dấu cơ quan chức năng, công ty Trường Sinh đã làm giả hàng loạt giấy tờ, hóa đơn về quy trình sản xuất cũng như thí nghiệm.
Được biết, đây là vụ bê bối thứ ba tại Trung Quốc liên quan đến vaccine kể từ năm 2010 đến nay. Nhiều phụ huynh đã bày tỏ sự lo ngại và kêu gọi chính quyền cần có các trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với các hoạt động sản xuất dược phẩm giả, đặc biệt là vaccine trẻ em.
Báo chí Trung Quốc cũng cho rằng vụ việc bê bối vaccine lần này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc đối với dược phẩm nội địa./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…