Giới chức Indonesia cho biết đã có ít nhất 4 người thiệt mạng và hàng chục người được cho là đang mắc kẹt trong đống đất đá sau trận động đất mạnh 6,5 độ Richter xảy ra sáng sớm 7/12 tại tỉnh Aceh, phía Bắc Sumatra. Hàng chục tòa nhà đã sập và một số cột điện đổ.
Động đất xảy ra vào sáng sớm, khi người dân đang chuẩn bị cho buổi cầu nguyện sáng. Hiện không có cảnh báo sóng thần.
Ông Apriadi Achmad, một quan chức địa phương, cho biết chính quyền đã điều nhiều máy móc hạng nặng đến hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu hộ với hy vọng có thể phát hiện và cứu được người đang bị mắc kẹt. Người dân thị trấn duyên hải Sigli đã được sơ tán do lo ngại sóng thần.
Người đứng đầu Cơ quan Địa vật lý, khí hậu và khí tượng học (MCGA) của tỉnh, ông Eridawati cho biết ít nhất 5 dư chấn đã xảy ra trong vòng vài giờ sau trận động đất ban đầu.
Indonesia thường xuyên phải hứng chịu động đất và núi lửa vì nằm ở "Vành đai Lửa" Thái Bình Dương.
Năm 2004, Aceh là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất của một trận động đất mạnh 9,2 độ Richter kèm theo sóng thần trên toàn khu vực Ấn Độ Dương. Tỉnh Aceh đã bị phá hủy hoàn toàn và hơn 120.000 người thiệt mạng riêng tại tỉnh này./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…