Tình hình ở Đông Ghouta giống với những gì đã diễn ra ở Aleppo khi phương Tây âm mưu tuyên truyền cáo buộc chính phủ Syria “tàn sát dân thường".
Quá trình giải phóng khu vực Đông Ghouta ở Syria đang diễn ra hết sức ác liệt khi quân đội Syria, dưới sự yểm trợ của Nga dốc toàn lực để đẩy lùi khủng bố và phiến quân khỏi khu vực này. Giới quan sát nhận định, dường như tình hình Đông Ghouta đang lặp lại những gì đang diễn ra tại Aleppo, từ chiến thuật tác chiến cho tới “âm mưu gây nhiễu thông tin” nhằm che giấu sự thật của báo chí phương Tây khi đưa tin về các hoạt động quân sự của quân đội Syria.
Người dân không thể di tản đến nơi an toàn do các cuộc tấn công của phiến quân tại Đông Ghouta. Ảnh: Tribune. |
Vai trò của Đông Ghouta trong cuộc xung đột tại Syria?
Giống như khu vực Aleppo, Đông Ghouta có vai trò địa chiến lược quan trọng tại Syria. Đông Ghouta nằm ở ngoại ô thủ đô Damascus của Syria có diện tích khoảng 100km, hiện do phe đối lập chiếm giữ. Do gần cửa ngõ thủ đô, nơi đây là một trong những mặt trận quan trọng nhất trong cuộc chiến tại Syria. Tuyến đường quốc lộ M5 chạy qua Đông Ghouta kết nối Damascus với tỉnh Homs và Aleppo, dẫn đến khu vực biên giới Jordan. Tuy nhiên, tuyến đường này đã bị phong tỏa từ năm 2012.
Bên cạnh đó, Đông Ghouta cũng nằm trên tuyến đường chính kết nối Damascus với Deir ez-Zor, dẫn tới khu vực biên giới với Iraq. Nếu giành quyền kiểm soát toàn bộ Đông Ghouta, quân đội Syria sẽ mở được các tuyến đường chính, hướng tới giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực nông thôn gần Damascus. Chiến thắng này cũng giúp chính quyền tổng thống Bashar Al Assad và Nga có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các cuộc đàm phán về tương lai Syria.
Trước xung đột, Đông Ghouta là “kho dự trữ lương thực” chính của Damascus nhờ vào những tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp. Nơi đây cũng có các xưởng đóng giày và chế tác đồ da, tạo công ăn việc làm chính cho nhiều người dân Syria.
Hiện nay, Đông Ghouta đang trở thành điểm nóng giao tranh với sự hiện diện của 4 nhóm phiến quân gồm Quân đội Hồi giáo (Army of Islam) – nhóm phiến quân lớn nhất trong khu vực được sự bảo trợ của Saudi Arabia, tiếp đến là Al-Rahman Corps, do Qatar hậu thuẫn, thường xuyên giao chiến với Quân đội Hồi giáo do quan hệ kình địch giữa Saudi Arabia và Qatar, nhóm thứ 3 là Ahrar al-Sham liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda và cuối cùng Hay’at Tahrir al-Sham (hay HTS) từng được biết đến với tên gọi cũ Mặt trận Al-Nusra.
Nga và Syria nỗ lực bình ổn Đông Ghouta
Hãng thông tấn Far của Syria cho biết, quân đội nước này hôm 6/3 đã đẩy lùi khủng bố tại nhiều khu vực ở Đông Ghouta trong khuôn khổ chiến dịch quân sự diễn ra vào ban đêm sau khi lệnh ngừng bắn thường nhật kéo dài 5 tiếng đồng hồ kết thúc.
Quân đội đã tấn công vào các sào huyệt của khủng bố, giành quyền kiểm soát khu định cư al-Mohammadiyeh, trong khi đó, lực lượng ủng hộ chính phủ cũng áp đặt quyền kiểm soát khu định cư al-Mohammadiyeh, phía tây Beit Nayem. Những đòn tấn công này đã cắt đứt tuyến đường viện trợ chính của lực lượng khủng bố.
Đến thời điểm hiện tại, Quân đội Syria đã giải phóng 40% diện tích lãnh thổ Đông Ghouta khỏi phiến quân và các lực lượng khủng bố.
Hãng thông tấn SANA (Syria), ngày 7/3 dẫn thông tin từ bức thư của Bộ Ngoại giao Syria trình Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nêu rõ, việc các lực lượng vũ tiếp tục hoạt động chóng khủng bố ở Đông Ghouta phù hợp với luật lẹ quốc tế. Chính phủ Syria tái khẳng định cam kết tuân thủ Nghị quyết 2401 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cho biết sẵn sàng hợp tác với các đối tác để thực hiện những sáng kiến tích cực nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân Syria.
Trong thư cũng nêu rõ: “Các hoạt động quân sự do quân đội Syria và lực lượng ủng hộ chính phủ tiến hành nhằm loại bỏ khủng bố tại Đông Ghouta phù hợp với quyền tự vệ chính đáng của Nhà nước Syria và luật nhân đạo quốc tế”.
Chính phủ Syria cũng hối thúc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gây sức ép đối với các quốc gia hỗ trợ khủng bố và phiến quân để buộc những lực lượng này tuân thủ lệnh ngừng bắn, chấm dứt hành động bắt giữ dân thường làm lá chắn sống.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 6/3, cơ quan báo chí Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận tình hình chiến sự tại Đông Ghouta với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Thông cáo báo chí nêu rõ: “Tình hình tại Đông Ghouta và việc thực thi nghị quyết 2401 yêu cầu lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày trên toàn Syria để cho phép hoạt động tiếp cận nhân đạo và sơ tán y tế khẩn cấp, đã được các bên thảo luận. Tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề nhân đạo và sự cần thiết phải tăng cường chiến dịch chống khủng bố trong khu vực cũng được đề cập cập đến”.
Cùng ngày, quân đội Nga đã đề xuất mở đường sống cho lực lượng phiến quân tại Đông Ghouta. Thông báo nêu rõ, phiến quân được rút khỏi đây một cách an toàn cũng với các thành viên trong gia đình và hhương tiện cá nhân thông qua hành lang nhân đạo thay vì tiếp tục cuộc giao tranh đẫm máu.
Nhà phân tích quân sự Kemal Jafa cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến quân đội Syria giành được bước tiến đáng kể tại Đông Ghouta, trong đó phải kể đến đòn tấn công gây bất ngờ. “Những kẻ khủng bố đã chuẩn bị cho trận đánh chính tại khu vực Harasta và Jobar. Nhưng không ngờ quân đội lại bất ngờ tấn công từ mạn khác, phá vỡ hai hàng phòng thủ của chúng. Điều này buộc các tay súng phải rút lui vào khu vực dân cư. Phiến quân hiện giờ đã mất một số cứ địa chính”.
Chuyên gia người Syria từ Trung tâm Nghiên cứu Damascus "Al-Madad" Turki al-Hasan đề cập đến một số kịch bản phát triển tình hình tại Đông Ghouta. Ông khẳng định, trong mọi trường hợp quân đội chính phủ đã gây áp lực lên những kẻ khủng bố và buộc chúng phải rời bỏ vị trí.
“Câu hỏi duy nhất đặt ra liệu phiến quân có hạ vũ khí đầu hàng hay chúng lại được vận chuyển đến khu vực khác, như đã từng xảy ra ở phía đông Aleppo. Khi các chiến binh bị thuyết phục rằng họ không thể chống lại quân đội Syria, họ chắc chắn sẽ tìm hướng giải quyết", ông nói.
Truyền thông phương Tây cố tình tuyên truyền sai lệch về Đông Ghouta?
Giới quan sát nhận định, tình hình ở Đông Ghouta rất giống với những gì đã diễn ra trong mùa thu và đông năm 2016 quanh Aleppo. Tương tự như Aleppo, phiến quân tại Đông Ghouta không cho dân thường ra khỏi thành phố qua các hành lang nhân đạo và dùng họ làm lá chắn sống bảo vệ sào huyệt, chiếm mọi viện trợ nhân đạo, còn phương Tây thì thực hiện chiến dịch tuyên truyền dày đặc trên internet, cáo buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Nga sử dụng các biện pháp chiến tranh vô nhân đạo.
Hãng tin RT của Nga cho biết, xung đột tại Syria có lẽ là cuộc xung đột được tuyên truyền rộng rãi nhất trong lịch sử. Chính phủ phương Tây và các lực lượng đồng minh đã sử dụng hàng chục triệu đô la Mỹ để xây dựng hệ thống truyền thông nhằm che dấu tội lỗi của phiến quân và phe đối lập, trong khi đổ lỗi cho chính phủ Syria, Nga cùng các đồng minh về tình trạng bạo lực leo thang cũng như sử dụng vũ khí hóa học.
Hãng tin này khẳng định, truyền thông phương Tây đã thu thập hình ảnh và các nguồn tin không chính thống và cũng không có sự kiểm chứng. Thông tin họ có được phần lớn đến từ tổ chức White Helmets, một tổ chức phi chính phủ liên tục bị cáo buộc giả mạo thông tin do Mỹ và Anh tài trợ. Trước đó hôm 26/2, tổ chức này tuyên bố rằng quân đội Syria đã sử dụng khí độc chlorine ở thị trấn Al-Shifoniya ở Đông Ghouta, khiến một trẻ em chết và nhiều người bị ngạt thở. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh thông tin này là chính xác.
Theo nhà phân tích quân sự Kemal Jafa, việc truyền thông phương Tây bóp méo sự thật về cuộc chiến tại Đông Ghouta là điều dễ hiểu, bắt nguồn từ thực tế là kết quả của cuộc chiến này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ lộ trình tương lai của Syria.
Phương Tây đang muốn thế giới hiểu sai lệch về mục đích quân sự chính đáng của Nga chính phủ Syria, từ đó gây sức ép buộc Syria phải ngừng tấn công khủng bố tại Đông Ghouta.
Ông cho rằng, nếu các phần tử cực đoan chiến thắng, thậm chí có thể duy trì sức mạnh, chúng sẽ tiếp tục gây bất ổn an ninh tại thủ đô của Syria, tấn công thành phố và các mục tiêu trọng yếu của Syria, khi đó phương Tây sẽ có cớ cho rằng chính quyền của Tổng thống Bashar al Assad không đủ năng lực để duy trì hòa bình, ổn định tại Syria và cần được thay thế bằng một chính phủ mới hoạt động hiệu quả hơn./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…